Nguy cơ mất đi một biểu trưng của văn hóa Thái ở Mường Lò

Những ngôi nhà sàn truyền thống của dân tộc Thái nay ít dần, thay vào đó là những ngôi nhà xây, nhà đất và những ngôi nhà sàn hiện đại nhưng lạ lẫm.

Nhà sàn không chỉ là biểu trưng, mà còn là một bảo tàng nghệ thuật sống của người Thái ở Mường Lò (tỉnh Yên Bái). Thế nhưng, trước những đổi thay của cuộc sống, những ngôi nhà sàn truyền thống đang dần mất đi, nhường chỗ cho những ngôi nhà đất, nhà xây và những ngôi nhà sàn cải tiến.

Nhà sàn của người Thái là kiểu nhà an toàn, chịu đựng được những điều kiện khắc nghiệt của thiên nhiên. Để có được ngôi nhà sàn vừa ý, người Thái chọn những loại gỗ tốt làm cột nhà, mái lợp gianh. Nhà sàn thường cao hơn mặt đất chừng 2 mét, mặt sàn được lát bằng những cây bương, tre, vầu hoặc gỗ. Kiến trúc có vẻ đơn sơ nhưng lại rất chắc chắn.

Nhà sàn không chỉ là biểu trưng, mà còn là một bảo tàng nghệ thuật sống của người Thái ở Mường Lò

Nhà sàn không chỉ là biểu trưng, mà còn là một bảo tàng nghệ thuật sống của người Thái ở Mường Lò

Nhà sàn cổ của người Thái bao giờ cũng làm số gian lẻ, ngôi nhà khum khum tựa hình con rùa đứng. Theo truyền thuyết thì thần rùa đã dạy cho người Thái cách làm nhà như hình rùa đứng để tránh được lũ lụt và thú dữ. “Khau cút” là hai thanh gỗ bắt chéo nhau theo hình chữ X trên đầu hồi nhà là biểu tượng của sừng trâu, loài vật vốn gắn bó với cuộc sống trồng cấy lúa nước và truyền thuyết khai thiên lập địa của người Thái đen Mường Lò. Ở gian giữa nhà là bếp lửa. Nhà sàn đặc trưng của người Thái đen thường có hai cầu thang, đặt hai bên lên xuống khác nhau, cầu thang 7 bậc tượng trưng cho 7 vía của người đàn ông còn cầu thang 9 bậc tượng trưng cho 9 vía của người phụ nữ.

Chục năm trước, những ngôi nhà sàn truyền thống còn rất nhiều ở Nghĩa Lộ, Yên Bái nhưng nay ít dần, thay vào đó là những ngôi nhà xây, nhà đất và những ngôi nhà sàn hiện đại nhưng lạ lẫm. Chỉ cần đến một bản nhỏ như bản Chao Hạ 1, xã Nghĩa Lợi là có thể thấy rõ điều này. Cả bản chỉ còn lại vài căn nhà sàn cũ, thay vào đó là những căn nhà mới. Gia đình trẻ thì cất nhà xây, dựng nhà đất cho đơn giản và thuận tiện, những hộ vẫn thích nhà sàn thì cách tân rất nhiều so với kiểu dáng cũ. Đặc biệt có hộ dựng hẳn ngôi nhà sàn 3 tầng với cột gỗ nối bê tông, mái lợp tôn, cao nghễu nghện giữa bản. Người trong bản đi qua thấy lạ lẫm, người nơi xa đến thì giật mình.

Những ngôi nhà xây, nhà đất và những ngôi nhà sàn hiện đại nhưng lạ lẫm

Những ngôi nhà xây, nhà đất và những ngôi nhà sàn hiện đại nhưng lạ lẫm

Người trong bản đi qua thấy lạ lẫm, người nơi xa đến thì giật mình với những nhà sàn kiểu mới này

Người trong bản đi qua thấy lạ lẫm, người nơi xa đến thì giật mình với những nhà sàn kiểu mới này

Ông Lò Văn Tuyên, một thành viên trong gia đình giải thích: “Làm thế này để nhà thoáng mát hơn, cao nên nhìn được cảnh cánh đồng. Tôi làm hơi khác so với nhà sàn truyền thống nhưng cũng không bỏ qua các khâu của nhà sàn ngày xưa”.

Cũng ở bản Chao Hạ 1, gia đình chị Lò Thị Dựa vừa hoàn thành “ngôi nhà sàn mơ ước”, trị giá gần 900 triệu đồng. Vẫn giữ được hình dáng ngôi nhà truyền thống, nhưng vật liệu dùng để xây dựng đã thay đổi hẳn. Gỗ được thay bằng bê tông, sàn lát gạch, mái lợp fibrô xi măng thay cho mái gianh, thay cho bếp lửa là căn bếp xây riêng, gầm thông thoáng được nhường chỗ cho những căn phòng kín… Chị Dựa cho biết, xây như vậy vì không kiếm được gỗ, không mua được vật liệu lợp, cũng không còn mấy thợ biết thiết kế, dựng và lợp nhà sàn như ngày xưa.

“Tôi làm căn nhà này cố giữ các nét truyền thống để đón khách du lịch đến ăn, nghỉ và sinh hoạt cùng gia đình. Vì hoàn cảnh nên đành phải thay đổi ít nhiều, nhưng cố vẫn giữ được dáng nhà hình mai rùa, vẫn giữ khau cút… Hi vọng khách đến nghỉ ngơi tại ngôi nhà này sẽ không quá lạ lẫm”, chị Dựa chia sẻ.

Gầm nhà sàn được dựng bằng bê tông

Gầm nhà sàn được dựng bằng bê tông

Không gian bên trong ngôi nhà

Không gian bên trong ngôi nhà

Ở bản Chao Hạ 1, nhà sàn của chị Lường Thị Chung gần như giữ được phong cách của nhà sàn truyền thống dù đã được làm lại. Hiện nay, ngôi nhà đón hơn 200 lượt khách mỗi năm này vẫn giữ được hầu hết các đặc điểm truyền thống. Tuy vậy trong ngôi nhà này, vẫn nhận ra một sự thay đổi, đó là không còn bếp lửa trên sàn. Theo chị Chung và hầu hết các gia đình người Thái thì hiện nay nhịp sống hiện đại không cho phép duy trì được điều đó. Việc làm được một căn nhà giữ được hầu hết các nét truyền thống là cả một nỗ lực lớn của gia đình anh chị, trong thời buổi “xây căn nhà 2 tầng còn dễ hơn làm được một căn nhà sàn đúng ý.

Điều có thể nhận thấy là ngoài những hộ gia đình đang bê tông hóa nhà sàn thì hiện nay vẫn còn nhiều gia đình muốn giữ mái nhà sàn truyền thống, nhưng yêu cầu của nhịp sống ngày một hiện đại và nhiều yếu tố khách quan khiến họ không thực hiện được điều này.

Theo Đinh Tuấn
VOV

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm