Nghe lại những giai điệu xúc động về con đường huyền thoại Trường Sơn
(Dân trí) - Những cung đường, lối mòn Trường Sơn đã trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho các văn nghệ sĩ. Nhiều ca khúc về con đường huyền thoại Trường Sơn ra đời, mỗi khi vang lên lại khiến người nghe xúc động, bồi hồi...
Ngày 19/5/1959, Ðảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có một quyết định lịch sử thành lập tuyến vận chuyển quân sự trên bộ chi viện cho chiến trường Miền Nam và các nước bạn với đơn vị đầu tiên là Đoàn 559 (sau này là Binh đoàn Trường Sơn).
Điểm xuất phát tại thị trấn Lạt, huyện Tân Kỳ (Nghệ An) được đánh dấu bằng cột mốc số 0. Từ đây, qua nhiều năm, tuyến đường bộ Trường Sơn được xây dựng nối đến tận Lộc Ninh (tỉnh Bình Phước bây giờ), là tuyến mạch máu cung cấp hậu cần, góp phần giúp quân, dân cả nước làm nên chiến thắng lịch sử của Chiến dịch Hồ Chí Minh vĩ đại, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.
Ðường Trường Sơn đã trở thành con đường huyền thoại trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc ta. Từng tấc đất nơi đây đã thấm máu xương anh hùng, liệt sĩ. Trên tuyến đường Trường Sơn có gần 20.000 cán bộ, chiến sĩ đã hy sinh và hơn 30.000 người bị thương gây di chứng vĩnh viễn. Nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn hiện là nơi yên nghỉ của hơn 10.300 liệt sĩ Trường Sơn.
Trong đạn bom khốc liệt của chiến tranh, nhiều nghệ sĩ đã vượt Trường Sơn tỏa đi các chiến trường Miền Nam, trong đó có người anh dũng hy sinh, đã để lại những tác phẩm đỉnh cao của văn nghệ cách mạng. Nhiều ca khúc về con đường huyền thoại Trường Sơn ra đời, mỗi khi vang lên lại khiến người nghe xúc động, bồi hồi...
“Bước chân trên dãy Trường Sơn” của Vũ Trọng Hối lời thơ Ðăng Thục viết năm 1967 được xem như bản quân ca của những người lính Trường Sơn. Ca khúc hừng hực khí thế với niềm tin mãnh liệt:
“Trên đỉnh Trường Sơn ta hát”- nhạc sĩ Huy Du:
“Bài ca Trường Sơn” của Trần Chung lời thơ Gia Dũng:
Ca khúc “Ðường Trường Sơn xe anh qua” của Văn Dung:
Ca khúc “Cô gái mở đường” của nhạc sĩ Xuân Giao:
Nguyễn Hằng