“Một thế kỷ hình thành, phát triển của nghệ thuật cải lương...”

(Dân trí) - “Cải lương đang chịu sự tác động to lớn của xu hướng toàn cầu hóa, cơ chế thị trường và sự bùng nổ của công nghệ thông tin. Sự đa dạng, phong phú các loại hình nghệ thuật mang tính giải trí hiện đại đã và đang lấn át các loại hình nghệ thuật truyền thống, trong đó có cải lương”, PGS. TS Nguyễn Thế Kỷ đã phát biểu tại hội thảo “Một thế kỷ hình thành, phát triển của nghệ thuật cải lương ở Việt Nam” như vậy.

Sáng nay (28/4), tại TPHCM, đã diễn ra hội thảo khoa học “Một thế kỷ hình thành và phát triển nghệ thuật cải lương ở Việt Nam” do Đài Tiếng nói Việt Nam, Hội đồng Lý luận - Phê bình Văn học nghệ thuật Trung ương, Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam, Hội Nghệ sĩ sân khấu TPHCM phối hợp tổ chức.

Những khó khăn mà nghệ thuật Cải lương đang đối mặt trong sự bùng nổ của công nghệ thông tin

“Một thế kỷ hình thành, phát triển của nghệ thuật cải lương...” - 1

Buổi hội thảo có sự tham dự của ông Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính Trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương; PGS-TS Nguyễn Thế Kỷ, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam, Chủ tịch hội đồng lý luận phê bình văn học nghệ thuật Trung ương, cùng hơn 100 đại biểu là lãnh đạo TPHCM, lãnh đạo các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam, các nhà quản lý văn hóa, nhà nghiên cứu, các đơn vị nghệ thuật và nghệ sĩ Cải lương.


PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Tổng giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam, Chủ tịch hội đồng lý luận phê bình văn học nghệ thuật Trung ương phát biểu khai mạc hội thảo

PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Tổng giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam, Chủ tịch hội đồng lý luận phê bình văn học nghệ thuật Trung ương phát biểu khai mạc hội thảo

PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Tổng giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam, Chủ tịch hội đồng lý luận phê bình văn học nghệ thuật Trung ương trong phát biểu khai mạc hội thảo đã nói: “Đây là dịp để chúng ta cùng nhìn lại những đóng góp to lớn của nghệ thuật cải lương, của các thế hệ nghệ sĩ cải lương suốt một thế kỷ qua, đồng thời thẳng thắn nhận diện những bất cập, hạn chế, yếu kém; đánh giá đúng những khó khăn thách thức, từ đó tìm ra hướng đi, giải pháp căn cơ, khoa học nhằm thúc đẩy sân khấu cải lương có những bước phát triển bền vững, mạnh mẽ trong thời gian tới”.

Phát biểu chỉ đạo hội thảo, ông Võ Văn Thưởng - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương hoan nghênh các đơn vị đã tổ chức các hoạt động khoa học và hoạt động nghệ thuật mang tính thiết thực trong dịp kỷ niệm 100 năm hình thành, phát triển nghệ thuật cải lương.


Ong Võ Văn Thưởng - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương phát biểu chỉ đạo hội thảo

Ong Võ Văn Thưởng - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương phát biểu chỉ đạo hội thảo

Ông Võ Văn Thưởng cũng khẳng định: “Đây là cơ hội để giới nghiên cứu, quản lý và sáng tạo nhìn lại quá trình phát triển, đánh giá thành tựu, phân tích các yếu tố tác động, làm sâu sắc hơn các bài học lịch sử, rút ra các kinh nghiệm hữu ích để tiếp tục xây dựng và phát triển bộ môn nghệ thuật cải lương trong thời kỳ mới”.

Ông cũng bày tỏ mong muốn các cơ quan báo chí chủ lực, cấp ủy, chính quyền các địa phương, nhất là các tỉnh, thành phố phía Nam cần quan tâm nhiều hơn, tạo nguồn lực và điều kiện nhiều hơn giúp nghệ thuật cải lương tiếp tục có chỗ đứng vững chắc trong nghệ thuật truyền thống của đất nước, trong không gian văn hóa của cải lương, đờn ca tài tử Nam Bộ.

NSND Trần Ngọc Giàu phát biểu tại hội nghị
NSND Trần Ngọc Giàu phát biểu tại hội nghị

Hội thảo diễn ra trong không khí sôi nổi với nhiều bài tham luận nổi bật. Bên cạnh việc khẳng định thành tựu, giá trị và những đóng góp đã được khẳng định, các tham luận cũng phân tích, chỉ ra những khó khăn, thách thức mà nghệ thuật cải lương đang phải đối mặt cũng như đề xuất những giải pháp cụ thể để giữ gìn và phát triển nghệ thuật cải lương trong thời kỳ hiện tại.

Những khó khăn nhất hiện nay của nghệ thuật cải lương

Trong bài phát biểu tổng kết tại hội thảo sau buổi làm việc nghiêm túc của các đại biểu và những báo cáo tham luận mang nhiều ý nghĩa thực tiễn đối với những vấn đề liên quan đến chủ đề “Một thế kỷ hình thành, phát triển của nghệ thuật cải lương ở Việt Nam”.

PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Tổng giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam, Chủ tịch hội đồng lý luận phê bình văn học nghệ thuật Trung ương trong phát biểu bế mạc, tổng kết sau hội thảo
PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Tổng giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam, Chủ tịch hội đồng lý luận phê bình văn học nghệ thuật Trung ương trong phát biểu bế mạc, tổng kết sau hội thảo

PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ nêu rõ: “Cải lương hiện nay đang chịu sự tác động to lớn của xu hướng toàn cầu hóa, cơ chế thị trường và sự bùng nổ của công nghệ thông tin. Sự đa dạng, phong phú các loại hình nghệ thuật mang tính giải trí hiện đại đã và đang lấn át các loại hình nghệ thuật truyền thống, trong đó có cải lương”.

Hiện tại, nghệ thuật cải lương đang có sự thiếu hụt rất lớn về nguồn nhân lực, đang đối mặt với sự khan hiếm về kịch bản văn học. Kịch bản là tiền đề cơ bản, quan trọng để xây dựng tác phẩm sân khấu, nhưng lực lượng tác giả viết kịch bản cải lương ngày càng thưa vắng.

“Động lực và sự kích thích sáng tạo các kịch bản mới không lớn, chủ yếu phục vụ cho các hội diễn, hội thi, liên hoan cải lương toàn quốc”, PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ cho biết.

Ngoài ra, cơ chế, chính sách, nguồn lực cho nghệ thuật cải lương và các nghệ sĩ cải lương còn thiếu, yếu, không đồng bộ, còn nhiều hạn chế, bất cập. Các cơ quan chức năng từ trung ương đến địa phương không phải lúc nào, ở đâu cũng có sự quan tâm và giúp đỡ kịp thời, đúng đắn, hiệu quả. Chủ trương phát triển nghệ thuật Cải lương theo cơ chế thị trường chưa được các cơ quan quản lý nhà nước thực hiện theo lộ trình chặt chẽ, khoa học với sự chuẩn bị đầy đủ hành lang pháp lý cần thiết.

Cụ thể, theo NSƯT Trần Quang Hùng, Giám đốc Nhà hát Cải lương Hà Nội chia sẻ thì hiện nay, một diễn viên về đoàn thử việc, mức lương chỉ được 1,5 triệu đồng/tháng. Nếu chính thức được tuyển dụng, mức lương cũng chỉ từ 2 - 2,5 triệu đồng/tháng.

Với mức lương như vậy, khó để có cuộc sống tối thiểu, càng không thu hút được, không giữ được người có tài.


Phát biểu tại hội thảo, NSƯT Trần Minh Ngọc cũng cho rằng chính sự chạy theo thời đại của các nghệ sĩ cũng gây khó khăn cho việc phát triển nghệ thuật vì không có thời gian tập luyện. Ngoài ra, ông còn đề xuất thêm việc nên đào tạo lý thuyết về nghệ thuật ở bậc trung học, đến khi bước vào chuyên ngành là thời điểm thực hiện và phát huy tài lực để tạo nên những người tài năng, tinh hoa nghệ thuật thật sự tinh túy.

Phát biểu tại hội thảo, NSƯT Trần Minh Ngọc cũng cho rằng chính sự chạy theo thời đại của các nghệ sĩ cũng gây khó khăn cho việc phát triển nghệ thuật vì không có thời gian tập luyện. Ngoài ra, ông còn đề xuất thêm việc nên đào tạo lý thuyết về nghệ thuật ở bậc trung học, đến khi bước vào chuyên ngành là thời điểm thực hiện và phát huy tài lực để tạo nên những người tài năng, tinh hoa nghệ thuật thật sự tinh túy.

Những giải pháp thúc đẩy nghệ thuật cải lương trong thời gian tới

PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ đã nêu ra những giải pháp cụ thể để thúc đẩy và phát triển cải lương ở thời điểm hiện tại.

Thứ nhất, nhóm giải pháp về tiếp tục đổi mới, hoàn thiện tư duy lãnh đạo của các cấp ủy Đảng; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước, cải thiện cơ chế, chính sách đối với nghệ thuật cải lương; Thứ hai, nhóm giải pháp thúc đẩy nghiên cứu lý luận, phê bình nghệ thuật cải lương;

Thứ ba, nhóm giải pháp về đào tạo, bồi dưỡng nhân lực những người làm nghề. Cụ thể là đổi mới cơ chế phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng tài năng cho nghệ thuật Cải lương, đặc biệt là những tài năng trẻ. Các đơn vị hoạt động nghệ thuật cần quan tâm và thực hiện thường xuyên các chính sách phát hiện, bồi dưỡng tài năng cải lương. Đối với những người có năng khiếu về biên kịch, đạo diễn, diễn viên, âm nhạc, mỹ thuật, kỹ thuật… có triển vọng cần có những hình thức bồi dưỡng riêng phù hợp, chú trọng các hình thức truyền nghề.

Thứ tư, nhóm giải pháp bồi dưỡng, định hướng, nâng cao thị hiếu thẩm mỹ của công chúng cải lương, nhất là giới trẻ. Ở những đô thị lớn như Hà Nội, TPHCM và các tỉnh, thành có truyền thống về cải lương, cần nghiên cứu đưa nghệ thuật này vào chương trình sân khấu học đường, phát huy vai trò của các tổ chức đoàn, đội, hội để công chúng trẻ tuổi được tiếp cận. Thông qua các giờ học ngoại khóa, các nhà hoạt động nghệ thuật, nghệ sĩ Cải lương cần có những buổi nói chuyện chuyên đề, giới thiệu những vở diễn kinh điển, trình diễn các trích đoạn hay trong trường học,… để cung cấp những kiến thức cơ bản, giá trị của nghệ thuật cải lương.

“Hội thảo thực sự đã trở thành diễn đàn, là nơi gặp gỡ, kết nối của những người luôn nặng lòng với sự hưng thịnh của nghệ thuật cải lương. Điều này sẽ trở thành sự động viên, khích lệ, lan tỏa để chúng ta cùng chung tay thúc đẩy sự phát triển, phục hưng nghệ thuật cải lương trong thời gian tới, bởi tinh thần của cải lương là: “Cải cách hát ca theo tiến bộ - Lương truyền tuồng tích sánh văn minh”. Đối chiếu với các yêu cầu, mục tiêu khoa học đã đề ra, có thể khẳng định Hội thảo khoa học toàn quốc với chủ đề “Một thế kỷ hình thành, phát triển của nghệ thuật cải lương ở Việt Nam (1918-2018) - Những vấn đề đặt ra, định hướng và giải pháp phát triển” đã thành công tốt đẹp!”, PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ khẳng định trong bài phát biểu bế mạc sau buổi hội thảo sáng nay.

Bài & ảnh: Băng Châu

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm