Nghệ An:
Lễ đón nhận bằng di tích lịch sử cấp Quốc gia Mộ và Đền thờ Hồ Đình Trung
(Dân trí) - Ngày 30 tháng 07 năm 2014, tức ngày 4 tháng 7 năm Giáp Ngọ, UBND huyện Yên Thành, long trọng tổ chức buổi lễ đón nhận bằng công nhận di tích lịch sử cấp Quốc gia Mộ và Đền thờ Hồ Đình Trung ở xóm 4, Đồng Nhân, xã Mã Thành .
Mộ và đền thờ Hồ Đình Trung là công trình kiến trúc cổ kính, do nhân dân và con cháu dòng họ Hồ làng Đồng Nhân, xã Mã Thành xây dựng từ thời Hậu Lê để thờ tự và lưu giữ thi hài của cụ Hồ Đình Trung, một vị tướng giỏi thời nhà Trần có công với dân với nước.
Cụ Hồ Đình Trung sinh vào khoảng đầu thế kỷ thứ XV trong một gia đình “Danh gia vọng tộc” “Thế phiệt trâm anh” có truyền thống khoa bảng tại làng Kẻ Cuồi, xã Quỳ Trạch, tổng Quỳ Trạch, huyện Đông Thành, nay thuộc làng Tam Thọ, xã Thọ Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An. Ông là hậu duệ đời thứ 4 của Trạng Nguyên Hồ Tông Thốc. Ông nội là Hồ Tông Đốn đậu Trạng Nguyên đời Trần, thân phụ là Hồ Tông Thành đậu Trạng Nguyên cuối đời Trần.
Cụ Hồ Đình Trung là người có công lớn trong việc phòng giữ biên cương phía Bắc, giải quyết và xây dựng các mối quan hệ bang giao hữu hảo lâu dài giữa Đại Việt và nhà Minh dưới triều Lê và thay mặt triều đình kiểm tra giám sát toàn bộ công việc (quân, dân chính) ở Nghệ An đầu thế kỷ XV và thường xuyên phòng ngừa quân Chiêm Thành ra lấn cướp. Giữ gìn an ninh trật tự ở vùng đất Phên dậu Nghệ An trong những thập niên đầu thế kỷ XV”.
Trong sự nghiệp của mình, ông từng giữ nhiều chức vụ trọng yếu của đất nước lúc bấy giờ như: Bắc quân Đô đốc phủ; Khâm sai Tiết chế xứ Nghệ An; Thái bảo và tước mỹ Quận công;... Sau khi ông qua đời, triều đình và con cháu dòng họ Hồ đã an táng ông tại quê nhà nay là xóm 4, Đồng Nhân, xã Mã Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An.
Hiện nay tại nhà thờ còn lưu giữ nhiều hiện vật quý hiếm, đặc biệt là 5 bản sắc phong phong cho Thái bảo Hồ Đình Trung.
Cụ Hồ Đình Trung sinh vào khoảng đầu thế kỷ thứ XV trong một gia đình “Danh gia vọng tộc” “Thế phiệt trâm anh” có truyền thống khoa bảng tại làng Kẻ Cuồi, xã Quỳ Trạch, tổng Quỳ Trạch, huyện Đông Thành, nay thuộc làng Tam Thọ, xã Thọ Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An. Ông là hậu duệ đời thứ 4 của Trạng Nguyên Hồ Tông Thốc. Ông nội là Hồ Tông Đốn đậu Trạng Nguyên đời Trần, thân phụ là Hồ Tông Thành đậu Trạng Nguyên cuối đời Trần.
Cụ Hồ Đình Trung là người có công lớn trong việc phòng giữ biên cương phía Bắc, giải quyết và xây dựng các mối quan hệ bang giao hữu hảo lâu dài giữa Đại Việt và nhà Minh dưới triều Lê và thay mặt triều đình kiểm tra giám sát toàn bộ công việc (quân, dân chính) ở Nghệ An đầu thế kỷ XV và thường xuyên phòng ngừa quân Chiêm Thành ra lấn cướp. Giữ gìn an ninh trật tự ở vùng đất Phên dậu Nghệ An trong những thập niên đầu thế kỷ XV”.
Trong sự nghiệp của mình, ông từng giữ nhiều chức vụ trọng yếu của đất nước lúc bấy giờ như: Bắc quân Đô đốc phủ; Khâm sai Tiết chế xứ Nghệ An; Thái bảo và tước mỹ Quận công;... Sau khi ông qua đời, triều đình và con cháu dòng họ Hồ đã an táng ông tại quê nhà nay là xóm 4, Đồng Nhân, xã Mã Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An.
Hiện nay tại nhà thờ còn lưu giữ nhiều hiện vật quý hiếm, đặc biệt là 5 bản sắc phong phong cho Thái bảo Hồ Đình Trung.
Với ý nghĩa giá trị lịch sử, văn hóa to lớn đó, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ra quyết định số 1389/QĐ-BVHTTDL, ngày 9 tháng 5 năm 2014, công nhận di tích Mộ và Đền thờ Hồ Đình Trung, huyện Yên Thành là di tích Lịch sử cấp Quốc gia.
Phát biểu tại buổi lễ, ông Nguyễn Viết Hưng - Phó chủ tịch UBND huyện Yên Thành đã ôn lại truyền thống và lịch sử hào hùng của “Tiến sỹ Thái Bảo Mỹ Quận Công Hồ Đình Trung” và đánh giá cao sự chuẩn bị chu đáo của địa phương và hội đồng gia tộc họ Hồ để buổi lễ diễn ra thành công, tốt đẹp.
Một số hình ảnh tại buổi lễ đón nhận bằng di tích Quốc gia:
Mộ và đền thờ Hồ Đình Trung.
Đông đảo người dân Mã Thành phấn khởi trong ngày đón nhận bằng di tích Quốc gia cho Mộ và đền thờ Hồ Đình Trun.
Một tiết mục văn nghệ cây nhà lá vườn.
Quang cảnh buổi đón nhận bằng di tích Quốc gia Mộ và đền thờ Hồ Đình Trung.
Nguyễn Duy