Lần đầu tiên hai ca khúc “mới” của cố nhạc sĩ Văn Cao được công bố

(Dân trí) -“Dưới ngọn cờ giải phóng” và “Ta đi làm con suối” là hai nhạc phẩm của cố nhạc sĩ Văn Cao lần đầu tiên được giới thiệu đến công chúng trong đêm nhạc kỉ niệm 90 năm ngày sinh của ông.

Như một món quà đặc biệt dành tặng tất cả những người đã và đang yêu nhạc Văn Cao, hai ca khúc “Dưới ngọn cờ giải phóng” và “Ta đi làm con suối” được “giấu kĩ” đến gần cuối đêm nhạc kỉ niệm 90 năm ngày sinh của cố nhạc sĩ Văn Cao mới được tiết lộ. Tuy nhiên việc lần đầu tiên công khai “hai đứa con tinh thần” của cố nhạc sĩ tạo sự bất ngờ và thú vị đối với người nghe.

Lần đầu tiên hai ca khúc “mới” của cố nhạc sĩ Văn Cao được công bố
Nhà thơ, họa sĩ Văn Thao - con trai cố nhạc sĩ Văn Cao lần đầu tiên tiết lộ về hai ca khúc của Văn Cao chưa từng được công chúng biết đến.

Như lời chia sẻ của nhà thơ, họa sĩ Văn Thao – con trai cố nhạc sĩ Văn Cao thì: “Đây là hai bài hát chưa bao giờ được dàn dựng để biểu diễn và hôm nay là lần đầu tiên gia đình công bố. Bài đầu tiên là “Dưới ngọn cờ giải phóng” được ông sáng tác năm 1962 khi thành lập Mặt trận Dân tộc Giải phóng của chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam, Việt Nam. Lúc đó bộ trưởng Nguyễn Văn Hiếu đã ra thăm nhạc sĩ Văn Cao và được nhạc sĩ Văn Cao chép tặng bài hát để ông Hiếu mang vào trong Nam nhưng không biết vì lí do gì đó bài hát không được sử dụng.

Được ví là con chim sơn ca hát nhạc Văn Cao, Nghệ sĩ Ánh Tuyết thăng hoa trong Thiên thai.
Được ví là "con chim sơn ca" hát nhạc Văn Cao, Nghệ sĩ Ánh Tuyết thăng hoa trong "Thiên thai".

Hay hào sảng trong Tiến quân ca với ca từ nguyên gốc được Hồ Chủ Tịch chọn là Quốc ca.
Hay hào sảng trong "Tiến quân ca" với ca từ nguyên gốc được Hồ Chủ Tịch chọn là Quốc ca.
Ánh Tuyết xúc động hát không nhạc với Trương Chi.
Ánh Tuyết xúc động hát không nhạc với "Trương Chi".

Bài thứ hai đó là “Ta đi làm con suối” được sáng tác vào năm đầu thập kỉ 70. Khi đó xưởng phim khoa học TW có mời nhạc sĩ Văn Cao làm nhạc cho một bộ phim tài liệu về vùng mỏ.  Nhạc sĩ Văn Cao đã có chuyến xuống thăm mỏ và thăm những người công nhân hầm lò. Ông đã rất xúc động và cảm thông trước nỗi vất vả của công nhân mỏ và đã sáng tác bài hát này để tặng cho những người người công nhân mỏ Quảng Ninh nhưng lại không được sử dụng”.

Ánh Tuyết xúc động hát không nhạc với Trương Chi.
Đăng Dương phiêu trong "Ta đi làm con suối" một trong hai bài hát lần đầu tiên được công bố của cố nhạc sĩ Văn Cao.
Ánh Tuyết xúc động hát không nhạc với Trương Chi.

Nhà thơ, họa sĩ Văn Thao nhấn mạnh: “Việc quyết định công bố hai ca khúc này của nhạc sĩ Văn Cao là muốn để mọi người biết rằng ông vẫn liên tục sáng tác từ những ngày đầu đến những ngày đất nước đã giải phóng”.

Đêm nhạc thu hút được đông đảo người đến xem còn bởi đây là lần đầu tiên khán giả được thưởng thức bài “Tiến quân ca” theo phong cách hợp xướng với lời bài hát gốc do Hồ Chủ Tịch lựa chọn làm Quốc ca trước khi Quốc hội sửa lời năm 1955.

<span style=font-size:12.0pt;
font-family:"Times New Roman","serif">
NSND Quang Thọ với "Trường ca sông Lô" - nhạc phẩm được giới chuyên môn đánh giá là thành công nhất trong sự nghiệp sáng tác của cố nhạc sĩ Văn Cao.

Với 18 ca khúc được thể hiện qua các giọng ca của: NSND Quang Thọ, Ánh Tuyết, Đăng Dương, Lan Anh… Đêm nhạc kỉ niệm 90 năm ngày sinh của cố nhạc sĩ Văn Cao đã mang lại nhiều cảm xúc thăng hoa cho người nghe. Ở cả hai mảng Tình ca và Hùng ca, Văn Cao đều có những tác phẩm để đời mà dù đã được nghe rất nhiều lần nhưng cảm giác rưng rưng, xúc động vẫn luôn thường trực mỗi khi những ca từ ấy cất lên.

Ca sĩ Lan Anh với Cung đàn xưa trữ tình, lãng mạn.
Ca sĩ Lan Anh với "Cung đàn xưa" trữ tình, lãng mạn.

<span style=font-size:12.0pt;
font-family:"Times New Roman","serif">
Ngọt ngào với "Suối mơ"

Được ví như: “Một con chim sơn ca” hát nhạc của Văn Cao, nghệ sĩ Ánh Tuyết đã có dịp chia sẻ cảm xúc của mình: “Mỗi khi hát nhạc của Văn Cao, Ánh Tuyết lại dâng trào cảm xúc rất khó gọi tên. Chỉ biết rằng dường như trong âm nhạc của Văn Cao có một điều gì đó lạ lắm, nó nằm trong từng giai điệu, trong từng ca từ. Với âm nhạc của ông, người ta luôn cảm thấy có một góc riêng của mình trong đó nhưng lại có điều chung đó là sự hàn gắn, kết nối mọi người lại với nhau. Nghe âm nhạc Văn Cao làm ta quên đi những xáo trộn của cuộc sống, quên đi điều  sân siu của những bon chen đời thường để nhường chỗ cho sự  bay bổng trong âm nhạc”.

<span style=font-size:12.0pt;
font-family:"Times New Roman","serif">
Ca khúc "Tiến về thủ đô" khép lại chương trình với sự xuất hiện bất ngờ của con trai cố nhạc sĩ Văn Cao.

Với những “Tiến quân ca”; “Trường ca sông Lô”; “Thăng Long thành khúc”; “Tiến về thủ đô”… Không cần phải nói quá nhiều đến sự nghiệp sáng tác những ca khúc Cách mạng của cố nhạc sĩ này, có lẽ ai cũng hiểu được giá trị và tầm vóc của các tác phẩm mà ông để lại. Trở lại với dòng nhạc trữ tình, nhạc sĩ Phạm Duy đã từng dành cho Văn Cao những lời ngợi ca: “Văn Cao đã đưa nhạc tình 1943- 1947 vượt ra khỏi tất cả khuôn sáo cũ mèm” bởi những sáng tạo đặc biệt trong nghệ thuật của ông. Một “Cung đàn xưa”; một “Suối mơ”, một “Trương Chi” hay một “Thiên thai”… đã đủ sức làm nên tên tuổi Văn Cao là nhạc sĩ của tình yêu, sự lãng mạn, bay bổng và thăng hoa.

Bà Thúy Băng - vợ cố nhạc sĩ Văn Cao nhận hoa và quà của người hâm mộ.
Bà Thúy Băng - vợ cố nhạc sĩ Văn Cao nhận hoa và quà của người hâm mộ.

Đêm nhạc khép lại nhưng dư âm của nó thì còn mãi, điều đặc biệt như lời hứa hẹn của nhà thơ, họa sĩ Văn Thao: “Mong muốn sẽ có những đêm nhạc dành cho Văn Cao như thế này để gia đình tiếp tục được giới thiệu đến công chúng những nhạc phẩm chưa được công bố và còn nằm trong di cảo của cố nhạc sĩ”.


Phạm Oanh