Làm đẹp như… “hành xác” ở thế kỷ 19

(Dân trí) - Ở thế kỷ 19, giới thượng lưu phương Tây bắt đầu quan tâm đến việc giữ gìn vóc dáng. Tuy vậy, xem cách người ta “rèn luyện thân thể” ở thời kỳ này sẽ khiến người xem phải... bật cười.

Việc luyện tập thể thao giữ gìn vóc dáng ở thế kỷ 19 có rất nhiều khác biệt so với hiện tại. Khi xem những bức hình chụp lại cảnh người ta đến phòng tập cách đây hai thế kỷ, bạn có thể sẽ rất ngạc nhiên, thậm chí thấy buồn cười.

Thời kỳ này, đến phòng tập chủ yếu vẫn là nam giới. Họ mặc vest, đeo cà vạt để… đi tập. Thực tế, đây chủ yếu là những quý ông giàu có, để chứng tỏ đẳng cấp của mình, họ phải luôn ăn vận chỉnh chu, ngay cả khi đang luyện tập thể thao. Dù “vật vã” tập luyện nhưng họ vẫn phải tỏ ra hoàn toàn thư thái, không mảy may có chút mệt nhọc hay thậm chí không vã mồ hôi.

Để có thể vừa giữ gìn hình ảnh lịch lãm vừa theo kịp xu hướng thời thượng - luyện tập thể hình, các quý ông đã không thể thực sự hết mình với các bài tập, bởi sự vướng víu của trang phục cũng như nhiệm vụ phải luôn giữ mình thanh lịch, không vã mồ hôi.

Làm đẹp như… “hành xác” ở thế kỷ 19

Những bức ảnh cho thấy hàng loạt những cỗ máy luyện tập thể hình khá kỳ dị có từ hồi thế kỷ 19. Thực tế, chiếc máy trông khá “thiếu thẩm mỹ” và người tập cũng không có vẻ gì là đang luyện tập thể thao thực sự.

Làm đẹp như… “hành xác” ở thế kỷ 19

Ở thời đó, chỉ những quý ông giàu có mới nghĩ tới việc mua những cỗ máy này về luyện tập thể hình. Không rõ công năng của chúng đến đâu nhưng dường như chúng không yêu cầu người tập phải vận động nhiều. Cỗ máy ở trên được dùng để luyện tập căng cơ chân.

Làm đẹp như… “hành xác” ở thế kỷ 19

Một quý ông khác đang luyện tập cơ bụng ở một tư thế có vẻ rất không thoải mái. Những cỗ máy mới ra đời này chủ yếu đáp ứng nhu cầu thị hiếu của giới thượng lưu, tác dụng thực sự của chúng còn chưa cao và có rất nhiều bất tiện trong sử dụng.

Những cỗ máy “cổ lỗ”, kỳ cục này là những chiếc máy tập thể hình đầu tiên được sáng tạo nhằm mục đích luyện tập thân thể, có thể coi đây là “ông tổ” của những chiếc máy tập hiện đại ngày nay.

Những chiếc máy này được sáng tạo bởi một nhà vật lý người Thụy Điển có tên Gustav Zander. Sinh thời ông đã sáng tạo ra hơn 70 cỗ máy luyện tập thể hình và gọi đây là những cỗ máy phục vụ y học, có tác dụng hỗ trợ chữa bệnh, phục hồi sức khỏe. Năm 1883, bản thân ông Zander cũng mở một phòng tập thể hình tại thành phố London (Anh).

Một cậu thiếu niên luyện tập cơ tay. Sử dụng chính cân nặng của mình để thay quả tạ.

Một cậu thiếu niên luyện tập cơ tay. Sử dụng chính cân nặng của mình để thay quả tạ.

Một cậu thiếu niên luyện tập cơ tay. Sử dụng chính cân nặng của mình để thay quả tạ.

Thật khó tin nhưng cỗ máy này được cho là có thể giúp người bệnh trị chứng cong vẹo cột sống, còng lưng…

Những bức hình trên đây khắc họa những người thuộc tầng lớp thượng lưu đổ xô đi luyện tập hình thể với những cỗ máy được nhà sáng chế miêu tả là “một biện pháp giúp đẩy lùi mọi thứ bệnh tật quỷ dữ sinh ra bởi cuộc sống ít vận động, ngồi nhiều”.

Những cỗ máy này được thiết kế khá phức tạp, cầu kỳ nhưng hình thức còn khá cồng kềnh, thiếu thẩm mỹ và công năng thực sự cũng không được kiểm chứng. Mục đích chính của những cỗ máy này là giúp người sử dụng tăng độ dẻo dai cho các bó cơ và hạn chế mỡ thừa.

Một cậu thiếu niên luyện tập cơ tay. Sử dụng chính cân nặng của mình để thay quả tạ.

Cỗ máy bằng gỗ có hình dáng khá bất thường được dùng để luyện tập phần thân người phía trên và sức mạnh của cánh tay.

Một cậu thiếu niên luyện tập cơ tay. Sử dụng chính cân nặng của mình để thay quả tạ.

Ở thế kỷ 19, người ta bắt đầu quan tâm tới nhu cầu của nữ giới hơn và nghĩ ra mẫu áo nịt nam châm, được cho là giúp hỗ trợ tiêu hóa, trị bệnh thấp khớp và điều hòa lưu thông khí huyết cho phụ nữ.

Một cậu thiếu niên luyện tập cơ tay. Sử dụng chính cân nặng của mình để thay quả tạ.

Chiếc máy trông như thể hành xác được thiết kế hồi thập niên 1920, hứa hẹn giúp tăng độ dẻo dai cho các bó cơ và kéo thẳng xương sống, tránh cong vẹo. Dù được chế tạo sau nhưng cỗ máy này cũng không chứng tỏ một sự đột phá nào so với những cỗ máy trước đó.

Một cậu thiếu niên luyện tập cơ tay. Sử dụng chính cân nặng của mình để thay quả tạ.

Thập niên 1930 có thêm chú ngựa gỗ này, được cho là một phương pháp thay thế hữu hiệu cho những người không có thời gian cưỡi ngựa thật. Cỗ máy hứa hẹn đem lại “tinh thần sáng khoải, cơ bắp săn chắc, tăng tuần hoàn, giúp các cơ quan nội tạng hoạt động hiệu quả hơn…”

Thập niên 1960 cho ra đời cỗ máy mát-xa dành cho nữ giới, hứa hẹn giúp “giải tán” mỡ thừa.

Thập niên 1960 cho ra đời cỗ máy mát-xa dành cho nữ giới, hứa hẹn giúp “giải tán” mỡ thừa.

Bích Ngọc
Theo DM

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm