Kỳ vĩ những thác băng

(Dân trí)- Hình ảnh những dòng thác đóng băng giữa mùa đông giá rét tựa những tác phẩm điêu khắc kỳ vĩ, độc đáo.

Kỳ vĩ những thác băng


Hình ảnh thú vị này cho thấy dưới một lớp băng tuyết phủ dày là dòng nước đổ xối xả, thật khó hình dung nước đã đóng băng như thế nào.

Kỳ vĩ những thác băng


Một người ưa thích mạo hiểm đã tới khu vực thác nước ở bang Colorado để chèo lên cột băng khổng lồ hình thành từ dòng thác đổ xuống ở độ cao 50 m. Cột băng có đường kính 8m, thực sự là một thử thách khó khăn nhưng đầy lôi cuốn đối với những người yêu thể thao mạo hiểm.

Kỳ vĩ những thác băng


Nếu bạn nghĩ rằng leo lên một thác nước đóng băng không có gì quá đáng sợ, hãy tưởng tượng nếu một khối băng bị lở ra và rơi xuống ngay chỗ chân bạn đang bám vào. Thác băng trong hình nằm trên đảo Hokkaido, Nhật Bản.

Kỳ vĩ những thác băng


Những lớp băng dày ở thác Louis thuộc thành phố Beauharnois, Quebec, Canada. Nơi đây đặt một nhà máy thuỷ điện có công suất vào hàng lớn nhất thế giới. Điều đó đã phần nào nói lên lượng nước khổng lồ xối xuống chân thác.

Kỳ vĩ những thác băng


Bức ảnh này cho thấy cơ chế đóng băng của thác nước. Lớp nước ngoài cùng bao giờ cũng bị đóng băng trước, nếu trời chưa quá giá lạnh, nước ở phía trong vẫn tiếp tục chảy.

Kỳ vĩ những thác băng


Những gợn sóng nhấp nhô hoá thành băng đá ở một thác nước nằm trong công viên Starved Rock State, bang Illinois, Mỹ. Những tạo hình này thật ấn tượng, trông như thể những viên kẹo dẻo nằm chồng lên nhau.

Thác nước này nằm trên một con đường hẻo lánh gần thành phố Hamilton, Canada.


Thác nước này nằm trên một con đường hẻo lánh gần thành phố Hamilton, Canada.

Thác nước này nằm trên một con đường hẻo lánh gần thành phố Hamilton, Canada.


Để tạo thành một cột băng ở chân thác cần rất nhiều thời gian bởi từng lớp từng lớp băng sẽ từ từ đông lại từ dưới đáy đi lên.

Hình ảnh này được chụp ở hẻm núi Oak Creek gần đền thờ Đất Mẹ ở thành phố Sedona, bang Arizona.


Hình ảnh này được chụp ở hẻm núi Oak Creek gần đền thờ Đất Mẹ ở thành phố Sedona, bang Arizona.

Pi Uy

Theo Environmental Graffiti