“Kỷ luật không nước mắt”

(Dân trí) - Yêu thương phải đi đôi với kỷ luật, đó là cách thông minh nhất để ứng xử trong mọi tình huống với con trẻ

Hãy bắt đầu bằng cách dành một chút thời gian để suy nghĩ xem theo bạn thì kỷ luật nghĩa là gì? Chắc không chỉ riêng bạn mà đa số phụ huynh đều sẽ chỉ hiểu kỷ luật đồng nghĩa với việc áp dụng những hình phạt khi con phạm lỗi.

Kỷ luật chính là giáo dục, nói đúng hơn là bao gồm cả việc tư vấn, động viên, bỏ qua, huấn luyện, thực hành, khen ngợi con trẻ và đôi khi cũng cần có hình phạt cho chúng, tùy thuộc vào hệ thống các giá trị của gia đình bạn.

Bạn cần phải hiểu rằng kỷ luật không hẳn là hình phạt, hình phạt chỉ là một phương tiện của kỷ luật. Quyển sách này sẽ cung cấp cho bạn một kho tàng các chiến lược hiệu quả tương đương với hình phạt, bao gồm việc khuyến khích động viên, nêu gương làm mẫu và sửa sai.

Có được cái nhìn bao quát về chính con mình, thấu hiểu hoàn cảnh dẫn đến việc con có hành vi nào đó, giải thích tất cả mọi thứ bạn cần biết về hành vi của con trẻ, và đây là cách tốt nhất để bạn có thể chuẩn bị và đáp ứng với nó.

Giữ kỷ luật là một quá trình dài hạn: nó chưa bao giờ là chuyện dễ dàng thực hiện và nó có thể khiến chúng ta rất mệt mỏi khi phải tuân thủ nghiêm ngặt. Mặc dù vậy, nó chính là cái giá bạn phải trả để nhìn thấy con người tuyệt vời mà con đang dần trở thành dưới sự dìu dắt của bạn. Giữ vững lập trường là chìa khóa để loại bỏ những căng thẳng có thể gặp phải trong quá trình nuôi dạy con. Hiểu được lý do ẩn sau hành vi của con và có phản ứng thích hợp sẽ giúp bạn bớt căng thẳng. Đây là triết lý của kỷ luật không nước mắt.

những cuốn sách đã đưa ra giải pháp theo cách chỉ dẫn rằng “Bạn không bên mắng con, nên khen ngợi…” nhưng lại không cho chúng ta cái nhìn tổng quan về việc khen ngợi để làm gì và tâm lý đằng sau chuyện khen ngợi đó sẽ thay đổi con ra sao. Giả sử đơn giản cách mà chúng ta vẫn làm là, nếu con được 10 điểm bạn sẽ khen là “Ôi con giỏi quá, sau này cố gắng phát huy nhé”.

Với cách khen này lâu dần chính bạn sẽ khiến con coi trọng thành tích, và cảm thấy áp lực khi bản thân không đạt được như vậy, hoặc thậm chí là coi thường bản thân lẫn bạn bè khi mọi người bị 3,4 điểm. Thay vào đó nếu bạn khen “Mẹ nghĩ con được 10 điểm là nhờ việc suốt 1 tháng qua tối nào con cũng ngồi học đếm cùng với bố đó, mẹ nghĩ hai bố con đã cố gắng rất nhiều”. Qua đó trẻ sẽ học được cách biết ơn, cách chia sẻ những giá trị, và coi trọng quá trình nỗ lực...

Sự khác biệt của quyển sách này chính là ở chỗ tác giả sẽ không liệt kê cho bạn những chiến lược như họ vẫn làm, ngược lại, sách sẽ trình bày rõ ràng để bạn hiểu được tại sao chúng hiệu quả và chỉ dẫn bạn cách làm thế nào để vận dụng chúng tốt nhất ngay tại nhà bạn.

Qua 4 ý lớn với 12 chương sách, khi bạn đã hiểu được các nguyên tắc cơ bản này, bạn sẽ lựa chọn chính xác những gì thực sự thích hợp cho từng tình huống cụ thể mà bạn phải đối mặt

Phần 1 của cuốn sách là những giải thích về hành vi  tâm lý của trẻ theo mô hình ABC, cho phép bạn giải mã những gì con đang cố gắng nói với bạn khi chúng hành xử như vậy

Chiến lược Toàn diện mà cuốn sách đưa ra sẽ giúp bạn tránh khỏi các tình huống khó khăn, dừng các hành vi xấu của con trẻ lại và hướng trẻ về phía trước theo hướng tích cực.

Phần 2 cung cấp cho độc giả cái nhìn sâu sắc về một số tình huống thông thường nhất mà khi đó, trẻ có thể phải vượt qua những thử thách về hành vi như: những cơn cáu giận, lúc làm bài tập về nhà, giờ ăn, giờ ngủ và thái độ ứng xử.

Phần 3 là những bước chủ động mà bạn có thể thực hiện để phát triển những nét tính cách tích cực ở con, giúp con trở thành một người trưởng thành hạnh phúc, sống hữu ích và thành công

Cuối cùng, trong Phần 4, cuốn sách sẽ giới thiệu đến bạn các loại “báo động đỏ” báo hiệu rằng trẻ đang bị căng thẳng và bạn cần cân nhắc việc tìm kiếm sự trợ giúp từ những người có chuyên môn

Kỷ luật không phải là một thách thức không thể vượt qua. Giữ kỷ luật là một quá trình dài hạn: nó chưa bao giờ là chuyện thực hiện dễ dàng và nó có thể khiến chúng ta rất mệt mỏi khi phải tuân thủ nghiêm ngặt. Mặc dù vậy, nó chính là cái giá bạn phải trả để nhìn thấy con người tuyệt vời mà con đang dần hình thành dưới sự dìu dắt của bạn.

Bằng cách đầu tư đáng kể thời gian và có những chiến lược hiệu quả ngay từ bây giờ, bạn có thể giúp con có được những thói quen và hành vi tích cực được biểu hiện một cách tự nhiên khi bé lớn lên. Giữ vững lập trường chính là chìa khóa để loại bỏ những căng thẳng bạn có thể gặp phải trong quá trình nuôi dạy con. Hiểu được lý do ẩn sau hành vi của con và có phản ứng thích hợp sẽ giúp bạn bớt căng thẳng. Đây là triết lý của kỷ luật không nước mắt.

“Kỷ luật không nước mắt cuốn sách giới thiệu cho các bậc phụ huynh những phương cách rõ ràng, giá trị để đối phó với những tình thế tiến thoái lưỡng nan trong việc nuôi dạy con. Dù con bạn đang ở độ tuổi nào, quyển sách này vẫn cần phải có trong tủ sách nhà bạn.” – chia sẻ của Dr. Sue Hubbard, biên tập viên của "The Kid’s Doctor Media".

"Kỷ luật không nước mắt" sẽ giúp các bậc cha mẹ hiểu rõ những yếu tố định hình nên hành vi của con trẻ, nhận ra điều gì là bình thường như kỳ vọng và sớm định hình những hành vi đúng đắn.” – nhận xét của Christopher P. Wiebusch, Ph. D., BCBA-D, Pediatric Neuropsychology and Treatment Associates.

Sách do First News thực hiện