Festival Huế 2014:

Kỳ công thếp vàng tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông

(Dân trí) - Sáng 19/4 tại không gian “Làng Bát Tràng giữa lòng cố đô” ở Phủ Nội Vụ, Hoàng thành Huế, nhân dân làng Bát Tràng, nghệ nhân Trần Độ và Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế đã tổ chức lễ thếp vàng tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông.

Pho tượng Phật hoàng được làm bằng gốm, cao 81cm, nặng 70kg và thếp lên tượng 1,5 cây vàng ròng 9999, thực hiện bởi nghệ nhân Trần Độ (làng gốm Bát Tràng), nghệ nhân Lê Bá Trung cùng các nghệ nhân làng dát vàng Kiêu Kị, Hà Nội. Bức tượng là một tác phẩm nghệ thuật kỳ công. Riêng phần nặng tượng đã mất 1 năm.

Với những miếng vàng mỏng hơn giấy, khi thếp vào tượng thì tan ra và bám vào mịn hơn bột – dưới bàn tay thếp vàng tài hoa của nghệ nhân làng Kiêu Kị đã cho khán giả, du khách được dịp “mãn nhãn” xuýt xoa khen ngợi không ngớt lời. Sau khi thếp vàng xong trong buổi sáng 19/4 đã toát lên đầy tính thiền và thẩm mỹ, tinh xảo cao, chói màu vàng óng lấp lánh giữa ánh mặt trời ban mai.

Tượng Phật hoàng sau khi thếp vàng hoàn chỉnh
Tượng Phật hoàng sau khi thếp vàng hoàn chỉnh

Về kỹ thuật thếp vàng Nghệ nhân Lê Bá Trung cho biết: “Trước hết, những thợ làng mua vàng loại tốt nhất về, 1 cây cán ra được tầm 7,5 mét. Sau đó cắt ngắn còn tầm nửa phân, xong đập to ra thành 6 phân rồi cắt thành 24 miếng, rồi đập ra được thành các lá vàng rất mỏng. Sau khi đã chuẩn bị lá vàng, các thợ bắt đầu các bước thếp vàng. Đầu tiên là thực hiện nước sơn sống, rồi hom tượng, thực hiện tiếp 3 nước sơn thí, sơn tiếp một nước sơn then và cuối cùng là nước sơn cầm và thếp vàng hoàn chỉnh”.

Được biết đây cũng là lần thứ ba, pho tượng Trần Nhân Tông được nghệ nhân Trần Độ (làng gốm Bát Tràng, Hà Nội) thực hiện để hiến tặng. Pho thứ nhất được cung thỉnh đến Viện Trần Nhân Tông thuộc Trường ĐH Havard (Hoa Kỳ); pho thứ hai được cung thỉnh đến Nhà Tổ (thờ Phật Hoàng Trần Nhân Tông) trong khuôn viên chùa Trường Sa.

Video:


Chứng kiến Lế Thếp vàng tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông, Thầy Thích Quảng Tuệ, chùa Đồng Nai giải thích thêm: “Trong triết lý “Kim thân bất hoại” của đạo Phật có những vị để lại nhục thân điển hình như 2 vị thiền sư Vũ Khắc Minh, Vũ Khắc Tường ở chùa Đậu Hà Tây, Hà Nội. Vấn đề đó nói lên ý nghĩa kim thân (thân thể bằng vàng) không hoại bởi thời gian mà trường tồn mãi mãi”.

Sau lễ thếp vàng, bức tượng đã được cung thỉnh lên Thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã (xã Lộc Hòa, huyện Phú Lộc, tỉnh TT-Huế) vào trưa cùng ngày. Đây là một hoạt động hết sức ý nghĩa, độc đáo trong những ngày cuối cùng ở Festival Huế 2014 và nhân mùa Phật Đản (Phật lịch 2558).

"Đối với Thừa Thiên Huế, Phật hoàng Trần Nhân Tông có một mối lương duyên đặc biệt. Ngài chính là người nhìn ra vị thế trọng yếu của vùng đất này. Trong chuyến Nam du vào thăm vương quốc Champa, ngài đã hứa gả công chúa Huyền Trân cho vua Chăm. Năm 1306, khi đám cưới được thực hiện,  hai châu Ô, Lý đã trở về với Đại Việt, thành hai châu Thuận Hóa mà trung tâm là đất Huế ngày nay" - TS. Phan Thanh Hải, GĐ Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế


Buổi thếp vàng diễn ra từ gần 8h sáng
Buổi thếp vàng diễn ra từ gần 8h sáng
Từng miếng vàng nhỏ được đính vào tượng sơn đen
Từng miếng vàng nhỏ được đính vào tượng sơn đen
Phần đầu pho tượng gốm đã được thếp xong
Phần đầu pho tượng gốm đã được thếp xong
Việc thếp vàng cần nhiều nghệ nhân làm cùng lúc
Việc thếp vàng cần nhiều nghệ nhân làm cùng lúc
Dụng cụ để thếp vàng

Dụng cụ để thếp vàng
Các lá vàng mỏng dùng để thếp

Các lá vàng mỏng dùng để thếp
Các bột vàng rơi ra trong quá trình làm

Các bột vàng rơi ra trong quá trình làm
Dán các miếng vàng vào tượng

Dán các miếng vàng vào tượng
Những miếng vàng cuối cùng

Những miếng vàng cuối cùng
Dùng bút vẽ tranh để phủi bụi vàng thừa
Dùng bút vẽ tranh để phủi bụi vàng thừa

Dùng bút vẽ tranh để phủi bụi vàng thừa
Xem lại tác phẩm

Xem lại tác phẩm
Bức tượng vàng Trần Nhân Tông hoàn chỉnh

Bức tượng vàng Trần Nhân Tông hoàn chỉnh
Trao tặng cho đại diện Thiền Viện Trúc Lâm Bạch Mã Huế

Trao tặng cho đại diện Thiền Viện Trúc Lâm Bạch Mã Huế


Đại Dương – Hoàng Diệu

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm