Kinh ngạc với những công trình kiến trúc cổ xưa dưới lòng đất

(Dân trí) - Trong nhiều thế kỷ qua, một loạt những công trình kiến trúc cổ xưa dưới lòng đất được tìm thấy khiến cả thế giới phải kinh ngạc.

Từ những đường hầm, lăng mộ, đền thờ cho đến các thành lũy, sự hoành tráng của những công trình này đã trở những di sản đánh dấu sự phát triển vượt bậc của thế giới cổ đại.

Chavin De Huàntar, Peru

Kinh ngạc với những công trình kiến trúc cổ xưa dưới lòng đất


Trung tâm hành hương Chavin de Huàntar nằm trên diện tích gần 12 nghìn mét vuông. Bao gồm các ngọn đồi nhân tạo và quảng trường, cùng với các tòa nhà bằng đá và một tòa nhà trung tâm. Vẻ ngoài ấn tượng của nó chứng thực cho sự quan trọng về mặt nghi lễ và văn hóa với nền tôn giáo Andean. Tuy vậy, những gì tinh túy nhất của khu vực này nằm ở những đường hầm nằm sâu dưới lòng đất, nơi có các căn phòng bằng đá. Ở đó ta có thể thấy được các phiến đá khắc và các bức tượng, cũng như chiêm ngưỡng sự rộng lớn của khu vực ngầm này. Thực tế, mạng lưới cống thoát và ống thông gió bên trong khu vực này là độc nhất trong các khu vực khảo cổ dưới lòng đất ở Nam Mỹ và không nơi nào có thể sánh được với Chavin de Huàntar.

Qanat Firaun, Jordan

Nơi đây còn có tên là “


Nơi đây còn có tên là “Đường dẫn nước Gadara”, đây là một trong những đường ống nhằm cung cấp cho các thành phố cổ đại là Adraa, Abila và Gadara. Chỉ mới được phát hiện lại vào năm 2004, đường ống dài 170km này không chỉ có kích thước dài nhất mà còn là đường ống phức tạp nhất thời đó. Nó được xây dựng theo phương pháp qanat, với hàng loạt ống dẫn thẳng đứng cách nhau từ 20-200m kết nối với nhau bằng các đường hầm. Cần tới hàng trăm thợ mỏ và mất 120 năm để hoàn thành đường ống này. Trong thời gian đó, họ đã đào hơn 600 nghìn mét khối đá vôi, tương đương với 1/4 tổng thể tích đá để xây dựng Đại kim tự tháp Ai Cập.

Lâu đài Hiệp sĩ, Acre, Israel

Nơi đây còn có tên là “


Lâu đài này được xây bởi các hiệp sĩ Hospitaller, một nhóm hiệp sĩ tập trung sức lực của mình vào việc chăm sóc cho những người bị thương và đau ốm trong cuộc Thập tự chinh đầu tiên. Được xây dựng một cách khéo léo dưới lâu đài và nhà tù Acre - thành phố cảng và cửa ngõ của đất Thánh - mạng lưới đại sảnh phức tạp này tạo thành một phần thành lũy cho các hiệp sĩ. Kiến trúc công trình bao gồm một tầng hầm, một nhà thờ Gothic cổ, một loạt các đại sảnh nối với nhau và một căn phòng ăn. Dù khu vực đã bị phá hủy gần như hoàn toàn bởi quân đội Hồi giáo vào năm 1187, nó lại được xây dựng lại trong cuộc Thập tự chinh thứ hai. Với độ sâu 3 tầng, hiện nay mới chỉ có 5000 mét vuông của kì quan khảo cổ này được khai quật.

Đại giáo đường Di San Clemente, Rome, Italia

Nơi đây còn có tên là “


Từ bên ngoài, giáo đường dành cho Giáo hoàng St. Clement vào năm 99 sau CN không có vẻ gì nổi bật. Nhưng khi quan sát gần hơn, ta có thể thấy đó là đại diện cho tầng tầng lớp lớp lịch sử tôn giáo của La Mã. Ngay phía dưới giáo đường thế kỉ 12 được trang hoàng lộng lẫy, ta có thể thấy một nhà thờ, hay "hạ giáo đường". Đây là một nhà thờ được xây vào thế kỉ thứ 4, theo các nhà sử học thì một phần của nó nằm trên nhà của một quí tộc La Mã. Ngoài việc là nơi họp hồng y giáo chủ và giáo hoàng vào năm 1099, nó còn chứa một trong những bộ sưu tập tranh tường thời trung cổ lớn nhất ngày nay. Bên dưới hạ giáo đường là di tích của một tòa nhà bị phá hủy trong đám cháy năm 64 sau CN, cùng với đó là một công trình chứa hàng loạt bức tượng thuộc về giáo phái thờ thần Mithra.

Đền Prasanna Virupaksha, Hampi, Ấn Độ

Nơi đây còn có tên là “


Giữa các tàn tích của Di sản thế giới Hampi, ngôi đền Prasanna Virupaksha (còn gọi là Đền Shiva ngầm) bị chôn vùi hơn 400 năm trước khi được phát hiện vào những năm 1980. Người ta cho rằng ngôi đền này được hoàng gia sử dụng cho các nghi lễ riêng. Ngôi đền này có thiết kế và vẻ ngoài tương đối giống các ngôi đền ở đồi Hermakuta với nhiều bức tượng cũng như tác phẩm điêu khắc khác nhau. Phần chính điện có một đại sảnh vô cùng ấn tượng với các cột trụ điêu khắc vượt qua cả trần điện. Hiện nay, nền đại sảnh cũng như chính điện vẫn nằm dưới mặt nước dù đã có nhiều cuộc khai quật và các nỗ lực bảo tồn ngôi đền.

Lăng mộ Seti I, Abydos, Ai Cập

Nơi đây còn có tên là “


Ngôi mộ của Seti I là ngôi mộ dài nhất và sâu nhất ở Thung lũng các vị vua. Đây là ngôi mộ đầu tiên được trang hoàng một cách nghệ thuật. Nó có các bức phù điêu đầy tinh tế, các bức tranh màu sắc và một loạt cột trụ khắc hình Seti I với vị nữ thần Hathor. Mọi căn phòng, trần và hành lang trong ngôi mộ đều được trang hoàng lộng lẫy, tạo tiền đề cho lăng mộ của các vị vua sau này. Không may là việc khai quật vào những năm 50 và 60 đã khiến độ ẩm trong lăng mộ thay đổi. Điều đó dẫn đến việc một loạt các bức tường đã bị nứt và đổ sập. Ngày nay ngôi mộ đã bị đóng cửa.

 
Phan Hạnh
Theo Listverse