Kỷ niệm 26 năm ngày mất Lưu Quang Vũ:

Khán giả thủ đô vẫn say đắm “Nàng Sita”

(Dân trí) - Dù đã trải qua vài thập kỷ nhưng mỗi khi “Nàng Sita” xuất hiện trở lại trên sân khấu chèo, khán giả lại đổ về xem đông nườm nượp. Và đêm nay cũng vậy, khán giả về đây, để nhớ tới biên kịch tài năng Lưu Quang Vũ!

Có lẽ đã khá lâu rồi sân khấu chèo Hà Nội mới lại có một vở thu hút đông khán giả tới xem đến vậy. Phải chia sẻ chân thực rằng, nếu 3 đêm kịch trước trong loạt 5 đêm tái dựng tác phẩm của Lưu Quang Vũ, chương trình bắt đầu muộn hơn giờ đã ghi trên vé, thì với đêm chèo “Nàng Sita”, khán giả đã đến từ sớm, ngồi kín hội trường Cung Hữu nghị Việt Xô.

Chứng kiến sự háo hức chờ đợi, sự chăm chú theo dõi, sự hồi hộp hưởng ứng của khán giả mới thấy rằng tên tuổi Lưu Quang Vũ nói riêng và chèo nói chung chưa bao giờ hết hấp dẫn.

Đến với vở chèo “Nàng Sita” không chỉ có những bậc cao niên, trung niên mà có cả thanh niên, thậm chí các cháu thiếu niên, nhi đồng, được ông bà, cha mẹ đưa đi theo để thưởng thức một vở chèo nổi tiếng, với một giá vé hết sức “thân thiện” cho cả gia đình.

Trong những năm trở lại đây, mỗi lần vở diễn “Nàng Sita” được dựng lại là một lần trở thành hiện tượng. Trong bối cảnh chèo tưởng như đã không còn là món ăn tinh thần “nóng sốt” đối với khán giả, thì mỗi khi sân khấu của vở “Nàng Sita” sáng đèn, khán giả lại đổ về nườm nượp, yêu quý chèo như chưa bao giờ có sự lãng quên.

Vở “Nàng Sita” được diễn lần này do các nghệ sĩ của Nhà hát chèo Hà Nội thể hiện. Ngay từ đầu, vở chèo đã thu hút sự quan tâm của khán giả bởi sân khấu quá đẹp đẽ, lung linh. Ánh sáng kết hợp với thiết kế sân khấu mang đậm nét văn hóa Chăm đã tạo nên hiệu ứng thẩm mỹ, thu hút ánh nhìn khán giả.

Dù là những khán giả cao niên, đã thuộc nằm lòng vở “Nàng Sita”, họ vẫn lặng im nhìn ngắm vẻ đẹp của sân khấu hoành tráng, phục trang rực rỡ, hóa trang điêu luyện và đặc biệt là dàn diễn viên đẹp, diễn đầy cảm xúc, giọng hát mượt mà, ấm áp. Hai vai diễn chính - nàng Sita và chàng Pơliêm - được giao cho NSƯT Thu Huyền và Mạnh Dương thể hiện.

Những bức tường thành uy nghi, những bức phù điêu cổ kính, trang phục và những điệu múa Chăm duyên dáng khiến khán giả tưởng như mình đang ở một vương quốc Chăm Pa cổ xưa. Những màn chuyển cảnh được thực hiện nhanh và chuyên nghiệp, làm tăng tính liền mạch cho tác phẩm.

Vở chèo “Nàng Sita” do hai cha con kịch gia nổi tiếng Lưu Quang Thuận - Lưu Quang Vũ viết kịch bản. Dù được dàn dựng lần đầu cách đây 30 năm nhưng cho tới hôm nay, vở diễn vẫn làm xúc động người xem bởi những vấn đề không bao giờ cũ, đó là sự thủy chung, đức tin, sự bao dung, đức hy sinh trong tình yêu. Nếu không có những điều này, sớm muộn gì tình yêu cũng chết và sẽ chẳng thể đơm hoa kết trái.

Vở diễn “Nàng Sita” đã từng được đoàn Chèo Hà Nội mang đi lưu diễn và phát nhiều lần trên sóng truyền hình. Nếu trước đây, hai nghệ sĩ Quốc Chiêm (hoàng tử Pơliêm) và Lâm Bằng (nàng Sita) từng để lại dấu ấn sâu sắc trong lòng khán giả, thì trong những năm trở lại đây, hai diễn viên trẻ Mạnh Dương và NSƯT Thu Huyền cũng đã nối bước thành công, không làm những khán giả yêu “Nàng Sita” phải thất vọng.

“Nàng Sita” trước đây từng là vở diễn gây nhiều tranh cãi về việc cách tân chèo, nhưng đồng thời, cũng là vở diễn ăn khách của đoàn Chèo Hà Nội. Cách đây hơn 20 năm, “Nàng Sita” từng thu hút hàng triệu khán giả đến xem. Hôm nay, “Nàng Sita” vẫn ở trong ký ức của nhiều thế hệ khán giả. Trong lần tái dựng này, kịch bản được rút ngắn lại và mang đậm nét chèo hơn.

NSƯT Thúy Mùi - Giám đốc Nhà hát Chèo Hà Nội từng chia sẻ khó khăn khi phục dựng một vở diễn đã quá thành công, đó chính là áp lực từ sự thành công trước đó. Từ ê-kíp thực hiện cho tới các diễn viên trẻ tham gia vào vở diễn đều chịu sức ép từ hào quang quá khứ.

Bên cạnh đó, việc cải biên để tiết tấu vở chèo được đẩy lên nhanh hơn, phù hợp với cách thưởng thức nghệ thuật của khán giả đương đại cũng là một áp lực, làm sao để là “chèo mới” chứ không phải “phá chèo”.

Chèo là bộ môn nghệ thuật truyền thống, nhưng cũng cần bắt nhịp với thị hiếu hiện đại của số đông khán giả, để có thể đến gần hơn với công chúng, mà vẫn giữ được nét đặc trưng của chèo cổ. “Nàng Sita” đã làm được những điều đó một cách trọn vẹn. Đây mãi là một vở chèo bi kịch kinh điển về tình yêu, là viên ngọc quý của làng chèo Việt Nam.

Những hình ảnh từ đêm diễn “Nàng Sita” của Nhà hát chèo Hà Nội tại Cung Hữu nghị Việt Xô đêm ngày 31/8:

Khán giả thủ đô vẫn say đắm “Nàng Sita”

Hoàng tử Pơliêm là người nối ngôi trong vương quốc Chămpa, nhưng sau khi vua cha qua đời, người em trai cùng cha khác mẹ đã dấy binh nổi loạn, những mong dồn Pơliêm vào chỗ chết để cướp ngôi.

Pơliêm buộc phải rời bỏ kinh thành để vào rừng sống, tránh khỏi họa diệt vong.

Pơliêm buộc phải rời bỏ kinh thành để vào rừng sống, tránh khỏi họa diệt vong.

Pơliêm buộc phải rời bỏ kinh thành để vào rừng sống, tránh khỏi họa diệt vong.

Giữa lúc mất lòng tin vào tất cả, vợ chàng - nàng Sita - tình nguyện theo chồng vào rừng sinh sống, bỏ lại tất cả giàu sang phú quý để chịu khổ bên chồng.

Pơliêm buộc phải rời bỏ kinh thành để vào rừng sống, tránh khỏi họa diệt vong.

Chàng Pơliêm nhân hậu khi sống giữa nhân gian đã được người dân trong vương quốc bao bọc, cứu giúp, vì vậy, chàng đã thoát khỏi những cuộc truy lùng gắt gao của người em độc ác.

Cuộc sống trong rừng nhiều khốn khó, nhưng Pơliêm và Sita vẫn rất hạnh phúc.

Cuộc sống trong rừng nhiều khốn khó, nhưng Pơliêm và Sita vẫn rất hạnh phúc.

Bất ngờ, một ngày nọ, có một cô gái mang sắc đẹp ma mị, đến quyến rũ chàng Pơliêm.

Bất ngờ, một ngày nọ, có một cô gái mang sắc đẹp ma mị, đến quyến rũ chàng Pơliêm.

Bất ngờ, một ngày nọ, có một cô gái mang sắc đẹp ma mị, đến quyến rũ chàng Pơliêm.

Cô gái đó thực ra là hóa thân của quỷ Liếp. Vì mê sắc đẹp nàng Sita, hắn đã bầy ra cách để hãm hại Pơliêm, để chàng từ kinh thành phải vào chốn rừng thiêng nước độc, tạo cơ hội để quỷ Liếp cướp nàng Sita.

Bất ngờ, một ngày nọ, có một cô gái mang sắc đẹp ma mị, đến quyến rũ chàng Pơliêm.

Đúng lúc này, vua khỉ Hanuman xuất hiện, hứa đem đội quân khỉ của mình giúp chàng Pơliêm giải cứu nàng Sita và lật đổ đế chế độc ác của người em cùng cha khác mẹ với Pơliêm.

Ở trong hang quỷ, nàng Sita vẫn giữ trọn tiết hạnh với chồng.

Ở trong hang quỷ, nàng Sita vẫn giữ trọn tiết hạnh với chồng.

Ở trong hang quỷ, nàng Sita vẫn giữ trọn tiết hạnh với chồng.

Đội quân khỉ tới giải cứu nàng Sita nhưng lúc này, quỷ Liếp đã gieo vào lòng chàng Pơliêm nỗi ngờ vực rằng vợ chàng đã mất đi sự chung thủy với chồng.

Trở về kinh thành, Pơliêm xử tội những kẻ gian ác.

Trở về kinh thành, Pơliêm xử tội những kẻ gian ác.

Nhưng chàng giữ lại tên hoạn quan gian tà vì bị hắn đánh vào lòng trắc ẩn.

Nhưng chàng giữ lại tên hoạn quan gian tà vì bị hắn đánh vào lòng trắc ẩn.

Với nàng Sita, vì nỗi ngờ vực mà quỷ Liếp đã gieo vào lòng, chàng trở nên hờ hững, lạnh nhạt.

Với nàng Sita, vì nỗi ngờ vực mà quỷ Liếp đã gieo vào lòng, chàng trở nên hờ hững, lạnh nhạt.

Cuối cùng, Pơliêm bắt Sita phải bước lên dàn lửa để chứng tỏ tiết hạnh thủy chung.

Cuối cùng, Pơliêm bắt Sita phải bước lên dàn lửa để chứng tỏ tiết hạnh thủy chung.

Thần lửa A-nhi biết nàng trong sạch đã làm lụi tắt dàn lửa.

Thần lửa A-nhi biết nàng trong sạch đã làm lụi tắt dàn lửa.

Thần lửa A-nhi biết nàng trong sạch đã làm lụi tắt dàn lửa.

Những tưởng từ đây vợ chồng sẽ sống bên nhau hạnh phúc nhưng chàng Pơliêm vẫn chưa thôi ngờ vực, vì một chuỗi hạt đá nàng Sita đeo mà Pơliêm kết tội nàng phản bội.

Thần lửa A-nhi biết nàng trong sạch đã làm lụi tắt dàn lửa.

Trong cung, tên hoạn quan gian ác dâng lên đức vua Pơliêm một người đẹp có tên Subakha. Người phụ nữ nham hiểm này là hóa thân của quỷ Liếp, tiếp tục lũng đoạn triều đình, cung cấm.

Subakha lệnh cho vua khỉ Hanuman mang Sita vào rừng giết chết, rồi đem trái tim Sita về cho mụ.

Subakha lệnh cho vua khỉ Hanuman mang Sita vào rừng giết chết, rồi đem trái tim Sita về cho mụ.

Subakha lệnh cho vua khỉ Hanuman mang Sita vào rừng giết chết, rồi đem trái tim Sita về cho mụ.

Một người thị nữ vì quá thương nàng Sita đã quyên sinh để trái tim mình có thể cứu cho nàng Sita khỏi cái chết oan uổng khi đã mang trong mình long thai.

Trong cung, vua Pơliêm sống những ngày tháng buồn bã, hiu quạnh. Bên cạnh chỉ còn lũ gian thần.

Trong cung, vua Pơliêm sống những ngày tháng buồn bã, hiu quạnh. Bên cạnh chỉ còn lũ gian thần.

Subakha mặc sức lũng đoạn, làm mọi sự thêm rối ren.

Subakha mặc sức lũng đoạn, làm mọi sự thêm rối ren.

Vua khỉ Hanuman trở về, lật mặt nạ Subakha và giúp đức vua nhìn ra sự thật.

Vua khỉ Hanuman trở về, lật mặt nạ Subakha và giúp đức vua nhìn ra sự thật.

Vua khỉ Hanuman trở về, lật mặt nạ Subakha và giúp đức vua nhìn ra sự thật.

Lúc này, Pơliêm mới hối hận vì đã hai lần giết nàng Sita. Giữa lúc Pơliêm đau khổ, vua khỉ Hanuman đưa về cho chàng một thiếu niên lanh lợi, thông minh. Đó chính là con của chàng và Sita.

Vua khỉ Hanuman trở về, lật mặt nạ Subakha và giúp đức vua nhìn ra sự thật.

Nàng Sita sau khi rời khỏi kinh thành, đã lên núi, vào rừng sinh sống, lánh xa thế sự. Nàng đã tự sinh con một mình và nuôi con khôn lớn. Nàng thề rằng sẽ chỉ trở lại kinh thành một khi đức vua Pơliêm qua đời, khi đó, nàng sẽ đưa con về chịu tang.

Vua khỉ Hanuman trở về, lật mặt nạ Subakha và giúp đức vua nhìn ra sự thật.

Pơliêm nghĩ cách giả chết để nàng Sita đưa con về chịu tang. Về đến nơi, nàng Sita âm thầm uống thuốc độc quyên sinh theo chồng.

Nàng không biết rằng đó chỉ là một kế của Pơliêm những mong gia đình đoàn tụ.

Nàng không biết rằng đó chỉ là một kế của Pơliêm những mong gia đình đoàn tụ.

Nàng không biết rằng đó chỉ là một kế của Pơliêm những mong gia đình đoàn tụ.

Kết thúc vở bi kịch, nàng Sita chết trong vòng tay của chàng Pơliêm và sự tiếc thương của người dân trên khắp vương quốc Chămpa.

Các nghệ sĩ của Nhà hát chèo Hà Nội đã có một đêm diễn rất thành công.

Các nghệ sĩ của Nhà hát chèo Hà Nội đã có một đêm diễn rất thành công.

Bích Ngọc

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm