Khám phá những loài cây "độc và lạ" trên đỉnh Hoàng Liên Sơn
(Dân trí) - Vườn quốc gia Hoàng Liên Sơn đã được công nhận là vườn Di sản ASEAN. Khu vườn trên độ cao 2000-3000m luôn hấp dẫn khách du lịch với muôn vàn những loài cây "độc và lạ" quý hiếm.
Tour du lịch chinh phục đỉnh Phan Si Păng cao 3143m, “nóc nhà của Việt Nam và Đông Dương” luôn hấp dẫn du khách đến với Sa Pa. Đã đến đây, du khách thường leo núi khám phá vẻ đẹp thiên nhiên của vườn quốc gia Hoàng Liên - Sa Pa.
Với nhiều loài thực vật và động vật đặc hữu của vùng tiểu khí hậu Á nhiệt đới gió mùa nên Vườn quốc gia Hoàng Liên – Sa Pa đã được Ban thư ký Hiệp hội các nước Đông Nam Á công nhận là Vườn di sản ASEAN Hoàng Liên - Sa Pa.
Có một số tuyến đường mòn đã được UBND tỉnh Lào Cai và vườn quốc gia Hoàng Liên - Sa Pa cho phép du khách thăm quan. Đến đây, du khách sẽ được khám phá cảnh sắc thiên nhiên kỳ thú như chốn bồng lai với nhiều loại cây lạ, hoa rừng khoe sắc tuyệt đẹp từ núi Hoàng Liên có độ cao từ 2.000 mét - 3.000 mét trở lên.
Mời bạn đọc cùng xem một số ảnh cây rừng có dáng lạ và hoa rừng khoe sắc rất đẹp mà chúng tôi có dịp ghi lại qua những chuyến leo núi lên thăm vườn Di sản ASEAN Hoàng Liên – Sa Pa.
Cây rừng Hoàng Liên Sơn trên độ cao từ 2.200 – 2.500 mét
Cây hoa đỗ quyên đại thụ trong khu rừng hoa đỗ quyên cạnh suối Vàng
Vẻ đẹp độc đáo của cây rừng trong vườn di sản ASEAN Hoàng Liên – Sa Pa
Hoa dẻ rừng trắng cả một góc rừng khi hè về
Cây lá vàng, cây lá đỏ chỉ xuất hiện trên độ cao 2.000 mét
Nấm hương rừng Hoàng Liên
Cây sồi trăm tuổi trên độ cao 2.200 mét
Các loài hoa dại núi Hoàng Liên đã từng đi vào thơ phú của cố thi sĩ Xuân Quỳnh
Từ độ cao 2.500 mét trở lên, vườn di sản ASEAN Hoàng Liên - Sa Pa hầu như chỉ có loài cây trúc cần câu và trúc quét trần vì núi cao, gió lớn quanh năm nên chỉ có trúc mới có thể chống chọi được với mưa to gió lớn trên núi Hoàng Liên
Vẻ đẹp của trúc cần câu trên đường lên đỉnh núi Phan Si Păng
Cùng với trúc là loài hoa đỗ quyên, hoa đỏ, cây thấp phát triển được trên độ cao từ 3.000 mét trở lên
Phạm Ngọc Triển