Khám phá di sản Việt qua những bức ảnh tuyệt đẹp

(Dân trí) - Nhiều tác phẩm ảnh tuyệt đẹp như “Tuyết Sa Pa” (tác Phạm Tuyết), “Thác bản Giốc mùa thu” (tác giả Trịnh Thu Nguyệt), “Hoa biển Trường Sa” (tác giả Vũ Ngọc Hoàng)... được tuyển chọn từ Cuộc thi ảnh di sản Việt Nam 2014 đem đến cho khán giả sự rung động…

Sáng ngày 4/12, tại Bảo tàng Hà Nội đã khai mạc triển lãm Cuộc thi ảnh Di sản Việt Nam 2014. Triển lãm đã trưng bày 100 tác phẩm ảnh xuất sắc được tuyển chọn từ Cuộc thi ảnh di sản Việt Nam 2014 như: Tuyết Sa Pa (tác Phạm Tuyết), Thác bản Giốc mùa thu (tác giả Trịnh Thu Nguyệt), Hoa biển Trường Sa (tác giả Vũ Ngọc Hoàng)...

Những tác phẩm  về  phong cảnh và khoảnh khắc thiên nhiên tươi đẹp kỳ ảo, những chân dung con người và cuộc sống đời thường rất đỗi bình dị thân thương, các lễ hội vui nhộn hòa quyện tính nhân văn sâu sắc, những làng nghề truyền thống lâu đời in dấu bàn tay cần cù và nét tinh tế của người xưa, các công trình kiến trúc tín ngưỡng thâm trầm cổ kính sẽ  vun đắp thêm tình yêu đất nước, quê hương, cuộc sống cho người dân và sinh viên - đồng thời để bạn bè du lịch quốc tế thêm trân quí di sản Việt Nam.

Hình ảnh tại buổi khai mạc Triển lãm
Cuộc thi ảnh Di sản Việt Nam 2014 sáng 4/12 tại Hà Nội


Hình ảnh tại buổi khai mạc Triển lãm
Cuộc thi ảnh Di sản Việt Nam 2014 sáng 4/12 tại Hà Nội


Hình ảnh tại buổi khai mạc Triển lãm
Cuộc thi ảnh Di sản Việt Nam 2014 sáng 4/12 tại Hà Nội

Hình ảnh tại buổi khai mạc Triển lãm Cuộc thi ảnh Di sản Việt Nam 2014 sáng 4/12 tại Hà Nội

Triển lãm được tổ chức trong khuôn khổ Cuộc thi Ảnh Di sản Việt Nam lần III- Vietnam Heritage Photo Awards do tạp chí Vietnam Heritage phát động tháng 7 năm 2014.

Cuộc thi ảnh di sản Việt Nam khởi động vào tháng 7/2014 hướng tới kỷ niệm lần thứ X ngày Di sản Văn hóa Việt Nam 23/11/2014. Chỉ sau hơn 2 tháng phát động, cuộc thi đã nhận được 4.402 tác phẩm ảnh, trong đó 2.795  tác phẩm ảnh đơn và 254 bộ ảnh, bao gồm: Di sản thiên nhiên; Di sản văn hoá vật thể (kiến trúc, điêu khắc, thủ công mỹ nghệ…); Di sản văn hoá phi vật thể (âm nhạc, ca múa, lễ hội, trò chơi dân gian, tín ngưỡng, tôn giáo…), và ảnh đời sống. Số lượng tác giả dự thi 477 – gấp 2,5 lần cuộc thi lần I và nhiều hơn 138 tác giả so với  cuộc thi lần II.

Các địa phương có số lượng tác giả dự thi nhiều gồm: TP HCM (98 tác giả), Hà Nội (69 tác giả) Thừa Thiên- Huế (31 tác giả), Đà  Nẵng (30 tác giả),  Bình Thuận (28 tác giả).

Được biết, tác giả nhỏ tuổi nhất của cuộc thi là 10 tuổi, tác giả lớn tuổi nhất của cuộc thi là 83 tuổi.

Triển lãm kéo dài từ ngày 4/12 cho đến 14/1/2015. Sau khi trưng bày tại Bảo tàng Hà Nội, 100 bức ảnh di sản Việt sẽ được giới thiệu ở Đà Nẵng, Tiền Giang...

Một số tác phẩm tại triển lãm:

Ánh đèn đêm hội - Lê Trọng Khang - Giải 1

"Ánh đèn đêm hội" - Lê Trọng Khang - Giải 1

Bánh hỏi ra lò (di sản vật thể) - Trần Đình Thương - Giải 1

"Bánh hỏi ra lò" (di sản vật thể) - Trần Đình Thương - Giải 1

Tuyết Sapa - Phạm Bằng - giải 1

"Tuyết Sapa" - Phạm Bằng - giải 1

Náo nức hội làng (di sản phi vật thể) - Hoàng Hải Thịnh - giải 2

"Náo nức hội làng" (di sản phi vật thể) - Hoàng Hải Thịnh - giải 2

Sản phẩm tre Việt Nam (di sản vật thể) - Trần Đình Thương - giải 2

Sản phẩm tre Việt Nam (di sản vật thể) - Trần Đình Thương - giải 2

Niềm vui được mùa tỏi (đời sống) - Bùi Thái Dũng - giải 2

"Niềm vui được mùa tỏi" (đời sống) - Bùi Thái Dũng - giải 2

Thác Bản Giốc mùa thu - Trịnh Thu Nguyệt - giải 2

"Thác Bản Giốc mùa thu" - Trịnh Thu Nguyệt - giải 2

Hoa biển Trường Sa - Vũ Ngọc Hoàng - Giải 3

"Hoa biển Trường Sa" - Vũ Ngọc Hoàng - Giải 3

Hội vật làng thủ lễ - Nguyễn Đức Trí - giải 3

"Hội vật làng thủ lễ" - Nguyễn Đức Trí - giải 3

Niềm vui (đời sống) - Hà Văn Đông - giải 3

"Niềm vui" (đời sống) - Hà Văn Đông - giải 3

Lụa Bảo Lộc (di sản vật thể) - Cao Minh Dẹt - Giải 3

"Lụa Bảo Lộc" (di sản vật thể) - Cao Minh Dẹt - Giải 3

Hà Thanh