Khám phá cuộc sống của "giới hành khất" ở Châu Âu

(Dân trí) - Trong sự nghèo khó và khốn cùng, người ta thấy được cách ứng xử đầy văn hóa và tinh tế. Đó thực là bài học đáng suy nghĩ...

Châu Âu là thánh đường du lịch. Châu lục tụ hội nhiều tinh hoa văn hóa – nghệ thuật đỉnh cao của nhân loại. Bạn có thể dành ra nhiều tháng trời để đi lang thang từ đất nước này sang đất nước khác và chiêm ngưỡng những viện bảo tàng nổi tiếng nhất thế giới, những công trình kiến trúc, những di tích lịch sử vĩ đại nhất.

Ở đây bạn sẽ nhìn thấy người dân của đủ mọi màu da, sắc tộc, nhưng điều đặc biệt là cuộc sống không xô bồ rối loạn và ngược lại ở nhiều thành phố cổ kính, cuộc sống như chậm lại và yên bình đến khó tả - cảm giác hiếm có mà người dân ở những thành phố đông đúc và nhộn nhạo thường không có cơ hội cảm nhận.

Bát salad đủ màu, đủ vị nhưng không hề hổ lốn mà ngược lại tạo thành một món ăn ngon miệng khiến du khách vô cùng thích thú và sảng khoái. Ở đây, ý thức về nét đẹp và sự đa dạng văn hóa được đề cao và người dân đến từ những quốc gia khác nhau được tự do thể hiện nét đặc trưng văn hóa của dân tộc mình.

Châu Âu có nền kinh tế phát triển và mức sống của người dân được xếp vào hàng cao nhất thế giới. Đó là cái nền vững chắc cho văn hóa phát triển, ngay cả trong những “nghề nghiệp” tưởng như cùng cực nhất trong xã hội, bạn vẫn sẽ nhìn thấy văn hóa trong đó. Đó là nghề... ăn xin.

Những người qua đường có cách ứng xử nhân văn, đầy tôn trọng, và những người hành khất cũng thể hiện sự tự trọng của mình. Họ có thể là những nghệ sĩ đường phố, làm đẹp thêm cho cuộc sống bằng chút tài lẻ của mình.

Trong sự nghèo khó và khốn cùng, người ta thấy được cách ứng xử văn minh, tinh tế từ những điều nhỏ nhất. Đó thực là bài học đáng suy nghĩ. Nghèo khó ở đâu cũng có nhưng cách ứng xử của những người hành khất này thực khiến ta phải ngưỡng mộ.

Có những kiểu ăn xin với đặc trưng “phong cách” sau đây:

Hành khất

Họ ngồi tại một chỗ nhất định, chỉ ngồi đó và chờ đợi mọi người qua lại rủ lòng thương. Họ có thể cầm một tấm biển để mọi người biết họ là hành khất. Những người này không lắm lời và cũng không mè nheo xin tiền khách qua đường. Họ thể hiện sự khốn cùng của mình bằng vẻ ngoài đáng thương và đặt một chiếc bát hoặc chiếc mũ trước mặt để khác qua đường bỏ tiền lẻ vào đó.

Khám phá cuộc sống của giới hành khất ở Châu Âu

Khám phá cuộc sống của giới hành khất ở Châu Âu



Có những người hành khất đi với một chú chó. Họ là đôi bạn song hành. Chú chó sẽ ngậm cái mũ hoặc cái bát đó để khách qua đường bỏ tiền lẻ vào đó. Thực sự trông cảnh này nhiều người không thể cầm lòng.

Khám phá cuộc sống của giới hành khất ở Châu Âu

Khám phá cuộc sống của giới hành khất ở Châu Âu



Bên cạnh đó, cũng có những người hành khất “di động”, họ chủ động đến bên bạn để xin ăn, cũng có thể chỉ để xin một điếu thuốc lá trong ngày đông giá rét.

Nghệ sĩ đường phố

Họ là những bức tượng sống. Họ tự hóa trang mình thành những bức tượng rồi đứng yên như một pho tượng với chiếc mũ hoặc chiếc bát để trước mặt để bạn nhận ra họ không phải là tượng, họ là những con người.

Khám phá cuộc sống của giới hành khất ở Châu Âu

Khám phá cuộc sống của giới hành khất ở Châu Âu

Khám phá cuộc sống của giới hành khất ở Châu Âu

Khám phá cuộc sống của giới hành khất ở Châu Âu



Ngoài những bức tượng sống còn có những nghệ sĩ biểu diễn thực thụ. Những nghệ sĩ đường phố này có thể biểu diễn các tiết mục nhào lộn, nuốt lửa, tung hứng... Và họ cũng có thể là những ca sĩ đường phố, xuất hiện ở sân ga, trên tàu điện, trước các tòa nhà lớn hoặc trên xe buýt, lấy giọng hát mua vui cho người đi đường trong một vài phút và chờ đợi sự hảo tâm. Có cả những nhạc công đường phố với những tiết mục xuất sắc bên cây kèn harmonica, saxophone hay ghita...

Khám phá cuộc sống của giới hành khất ở Châu Âu

Khám phá cuộc sống của giới hành khất ở Châu Âu

Khám phá cuộc sống của giới hành khất ở Châu Âu

Khám phá cuộc sống của giới hành khất ở Châu Âu



Có những người hành khất hoạt động theo nhóm và trở thành nhóm nghệ sĩ đường phố. Họ biểu diễn trên tàu điện ngầm với những điệu múa salsa nóng bỏng nhưng rất ngắn để kịp khi khách xuống tàu thì họ cũng biểu diễn xong. Những người này thường biểu diễn khá đẹp mắt, có nhạc cụ đi kèm và sẽ có người trong nhóm được giao nhiệm vụ đi vòng một lượt khắp toa tàu để xin sự giúp đỡ của hành khách. Khi đoàn tàu dừng lại, đoàn múa di động cũng đi xuống để chờ chuyến tàu tiếp theo để tiếp tục chương trình biểu diễn.

Những người bán hàng rong

Không thể gọi họ là ăn xin bởi họ bán sức lao động để kiếm tiền một cách chân chính, chỉ có điều rất nhiều người trong số họ là những người vô gia cư, sáng sáng họ làm lụng kiếm ăn và tối đến họ ngủ ở gầm cầu, sân ga, trên đường phố. Họ là những người bán rong với những món đồ lưu niệm nhỏ như bưu thiếp, những chiếc vòng tay... hoặc những món đồ mà bạn có thể đang rất cần và chưa biết mua ở đâu như cuộn phim chụp ảnh, chai nước khi trời nắng hoặc chiếc ô khi trời mưa.

Và họ còn là những họa sĩ đường phố thân thiện mời bạn vẽ tranh chân dung hoặc tranh biếm họa ngộ nghĩnh.

Hồ Bích Ngọc


Hồ Bích Ngọc
Theo Tripod