Khám phá bảo tàng áo dài cao nhất Sài Gòn

(Dân trí) - Nằm ngay giữa tầng 49 ở độ cao gần 200m, bảo tàng áo dài Mini của họa sĩ Sĩ Hoàng có thể nói là bảo tàng áo dài cao nhất Sài Gòn. Bước vào đây, du khách sẽ được tìm hiểu hiểu về lịch sử hình thành và phát triển của tà áo dài Việt Nam.

Áo dài Việt Nam qua các giai đoạn.

 

Bên ngoài bào tàng Áo dài.
Bên ngoài bào tàng Áo dài.

Bà Hoàng Thị Lan Anh, đại diện Truyền thông tòa nhà lớn ở TPHCM cho biết: “ Áo dài là niềm tự hào của văn hóa Việt và chúng tôi rất vui khi có thể tạo được một không gian nhỏ trưng bày về lịch sử phát triển áo dài qua các thời kì trên tầng 49. Chúng tôi hy vọng thông qua bảo tàng nhỏ này, du khách có dịp hiểu hơn về lịch sử cũng như nét đẹp trong tà áo dài của Việt Nam.”

Bà Hoàng Thị Lan Anh, đại diện Truyền thông tòa nhà lớn ở TPHCM cho biết: “ Áo dài là niềm tự hào của văn hóa Việt và chúng tôi rất vui khi có thể tạo được một không gian nhỏ trưng bày về lịch sử phát triển áo dài qua các thời kì trên tầng 49. Chúng tôi hy vọng thông qua bảo tàng nhỏ này, du khách có dịp hiểu hơn về lịch sử cũng như nét đẹp trong tà áo dài của Việt Nam.”

Bên trong bảo tàng.
Bên trong bảo tàng.

 

Áo dài vương triều nhà Nguyễn.
Áo dài vương triều nhà Nguyễn.

Trang phục triều Nguyễn được quy định chặt chẽ như các triều đại phong kiến trước và đặt trong sự quản lý của Bộ Lễ. Áo dài được thêu hay dệt hoa văn trang trí hình chim phượng, con dơi, trái bầu, hoa trái và bát bửu, màn ngũ sắc….bên trong có lớp lụa lót. Mùa Thu Đông dùng các loại gấm đoạn và mùa Xuân Hạ thì dùng sa, vân.

Ngày xưa, màu nhuộm dễ phai nên không giặt mà chỉ được phơi nắng một năm vài lần, ướp thơm bằng trầm đặt trong tráp khô. Khi mặc phải mặc thêm một áo dài lót bằng vải màu trắng bên trong. Quần được may rộng vừa phải với đũng thấp, hai bên được may với ba lần gấp, khi đi lại quần sẽ xòe rộng thêm.

Áo dài 5 thân- khoảng từ năm 1884.
Áo dài 5 thân- khoảng từ năm 1884.

Áo dài 5 thân gồm 2 khổ vải được may nối lại với nhau thành thân trước kín đáo, có một thân phụ nằm dưới về phía bên phải. Bốn thân áo bên ngoài tượng trưng cho tứ thân phụ mẫu là cha mẹ mình và cha mẹ người thương, Thân áo thứ 5 tượng trưng cho người mặc.

Áo luôn có 5 cúc (khuy) thể hiện đạo lý làm người của Việt Nam là Nhân - Nghĩa - Lễ -Trí - Tín. Có hai loại là áo tay hẹp và tay rộng.

Áo dài tứ thân- khoảng năm 1645.
Áo dài tứ thân- khoảng năm 1645.

Thời này do vải chỉ dệt từ 35-40 cm nên thân áo trước là hai tà tách riêng, thân sau được ghép lại bằng một đường may nối tạo sống gọi là áo tứ thân. Màu áo may bằng màu vải nâu, không có khuy cài, thả dài hay cột gọn khi làm việc đồng áng, buôn bán.

Bên trong tà áo là chiếc yếm có màu đậm dành cho phụ nữ đứng tuổi, các cô gái trẻ mặc yếm màu trắng hay đỏ hoa đào. Ngoài yếm là chiếc áo cánh ngắn màu trắng. Để giữ cạp váy và thân áo cánh, người mặc dùng dải lụa dài để thắt lại.

Áo dài tay Raglan.
Áo dài tay Raglan.

Áo dài tay Raglan ra đời năm 1958 do ông Đỗ Thành, chủ hiệu may Dung Dakao thiết kế. 1957 thời trang áo dài bắt đầu thịnh hành, ông Thành áp dụng lối ráp tay chéo vài trong Âu phục vào áo dài, để vai áo dài bớt nhăn. Không ngờ, với ý tưởng này, ông Thành đã thành công.

Với sự thành công đó ông đã thực hiện hai chương trình thời trang vào năm 1958 tại Hí viện Grand Monder và tại Hí viện Arc-en-Ciel vào năm 1959.

Áo dài tân thời.
Áo dài tân thời.

Do họa sỹ Nguyễn Cát Tường ( 1912 – 1946) khởi xướng. Ngày 11/2/1934, báo Phong Hóa Mùa Xuân số 85 cho ra một tiết mục mới là “Vẻ đẹp riêng tặng các bà các cô” giao cho nghệ sỹ Cát Tường phụ trách. Qua bàn tay của họa sỹ Cát Tường, tiết mục đã làm nên cuộc cải tiến y phục phụ nữ Việt Nam.

Áo dài cổ cao.
Áo dài cổ cao.

Trong những năm 1950, áo nịt ngực ngày càng phổ biến nên áo dài được may chít eo, ôm sát vào người. Thân áo sau rộng hơn thân áo trước, nhất là ở phần mông, cổ áo rất cao trong khi gấu áo cắt thẳng ngang và dài gần đến mắt cá chân. Kiểu áo này tôn lên những đường cong tuyệt mỹ khi người phụ nữ khoát lên người.

Áo dài Midi.
Áo dài Midi.

Xuất hiện từ những năm 1971, ba mảnh, một thân sau và hai thân trước với hàng nút cài ở giữa. Áo dài có sự cách tân hiện đại nhưng vẫn giữ cổ áo và phần tà. Đây là kiểu áo dài cách điệu từ kiểu áo Tunique của Pháp thịnh hành từ mùa hè 1971 tại Sài Gòn. Kiểu áo này thường mặc chung với quần tây trắng hay đen.

Áo dài Hippi.
Áo dài Hippi.

Vào cuối những năm 1960, ảnh hưởng bởi triết lý “sống hết mình” du nhập từ Mỹ, Áo dài Hippi (mini) đã xuất hiện và ngay lập tức trở thành mốt thời thượng với chất liệu nhẹ nhàng, sắc màu sặc sỡ của các họa tiết cỏ cây, hoa lá…

Vạt áo may hẹp và ngắn đến đầu gối, thân áo rộng lượn theo dáng người và không chít eo, cổ áo thấp, quần dài với ống 60 phân hay quần tây. Kiểu áo này thịnh hành đến giữa thập niên 90.

Áo dài cổ thuyền.
Áo dài cổ thuyền.

Kiểu áo dài cổ thuyền độc đáo xuất hiện từ năm 1958 và gây chấn động trong giới thời trang quý bà và cho đến ngày nay vẫn còn được rất ưa chuộng. Sự tồn tại trong thời gian dài của mẫu thiết kế này có được là do khi mặc, phần cổ và phần vai đẹp của người phụ nữ để lộ ra ngoài và rất phù hợp với thời tiết của Việt Nam.

Áo dài vẽ.
Áo dài vẽ.

Đây chính là phong cách trang trí của họa sĩ Sĩ Hoàng. Ông đã đưa ngôn ngữ hội họa vào trang phục áo dài truyền thống, mở đầu cho một trào lưu áo dài vẽ bằng tay. Áo dài vẽ là một tác phẩm nghệ thuật sinh động được sáng tạo riêng để tôn thêm vẻ đẹp cho người mặc. Đây là một trong những mẫu thuộc bộ sưu tập Quốc Hoa của nhà thiết kế Sĩ Hoàng.

Áo dài thổ cẩm.
Áo dài thổ cẩm.

Nhà thiết kế Đặng Thị Minh Hạnh (1961) là người làm cho thổ cẩm Việt Nam trở nên nổi tiếng thế giới trong các bộ sưu tập.

Hiện nay, tòa tháp hoa Sen đã trở thành biểu tượng về kiến trúc, và là điểm thu hút khách du lịch trong và ngoài nước khi tới TPHCM.

Phạm Nguyễn
phamnguyen.dtr@gmail.com