Hình ảnh thiên nhiên than khóc, xin con người cứu lấy trái đất

(Dân trí) - Những bức ảnh dưới đây ẩn chứa sức mạnh thông điệp, tựa như lời than khóc của thiên nhiên, xin con người hãy cứu lấy hành tinh.

Việc con người đang tận thu, tận diệt nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên đã không còn là điều xa lạ. Hành tinh của chúng ta từ lâu đã được nhiều nhà nghiên cứu khẳng định rằng nó đang phải “oằn mình gánh vác” nhu cầu của hơn 7 tỉ người, vì vậy, nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên đang phải đối diện với nguy cơ cạn kiệt.

Tuy vậy, vận mệnh của hành tinh này dường như là chủ đề còn quá xa xôi đối với nhiều người, khiến họ chưa thực sự nghiêm túc nghĩ về tương lai của “mái nhà chung cho toàn nhân loại”. Những bức ảnh gây ấn tượng mạnh dưới đây có thể sẽ làm thay đổi trạng thái thờ ơ đó, chúng ghi lại sự hủy hoại mà con người trên khắp thế giới đã gây ra đối với môi trường.

Những bức ảnh được tập hợp lại trong một cuốn sách ảnh mới ra mắt, nhằm nâng cao nhận thức đối với việc bảo vệ môi trường, cho người xem được thấy vấn nạn mà hệ sinh thái đang gặp phải, cùng những bi kịch mà trái đất đang phải gánh chịu.

Cuốn sách có tên “Overdevelopment, Overpopulation, Overshoot” (tạm dịch: Quá phát triển, Quá đông dân, Quá đáng sợ):

Lướt
trên con sóng cuốn đầy rác ở Java, Indonesia - hòn đảo đông dân nhất thế giới.

Lướt trên con sóng cuốn đầy rác ở Java, Indonesia - hòn đảo đông dân nhất thế giới.

Rừng
quốc gia Willamette ở bang Oregon, Mỹ đã “được phát quang” tới… 99%.

Rừng quốc gia Willamette ở bang Oregon, Mỹ đã “được phát quang” tới… 99%.

Rừng
quốc gia Willamette ở bang Oregon, Mỹ đã “được phát quang” tới… 99%.

Khu khai thác dầu mỏ ở gần sông Kern, bang California, Mỹ đã bắt đầu hoạt động từ năm 1899. Việc khai thác dầu mỏ ở đây đã từng gây ra sự ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng.

Lửa
bốc lên ngùn ngụt từ một dàn khoan dầu bị bốc cháy trên Vịnh Mexico hồi tháng
4/2010.

Lửa bốc lên ngùn ngụt từ một dàn khoan dầu bị bốc cháy trên Vịnh Mexico hồi tháng 4/2010.

Một
bãi rác thải ở Bangladesh.

Một bãi rác thải ở Bangladesh.

Một
khu rừng ở Indonesia đã bị phá đi để chuyển đổi thành đồn điền trồng cây công
nghiệp.

Một khu rừng ở Indonesia đã bị phá đi để chuyển đổi thành đồn điền trồng cây công nghiệp.

Một
góc rừng Amazon ở Brazil bị đốt cháy để “chuyển đổi mục đích sử dụng”.

Một góc rừng Amazon ở Brazil bị đốt cháy để “chuyển đổi mục đích sử dụng”.

Một
góc rừng Amazon ở Brazil bị đốt cháy để “chuyển đổi mục đích sử dụng”.

Máy đào đất lớn nhất thế giới - Bagger 288 - được sử dụng để phục vụ hoạt động khai thác than đá ở mỏ Tagebau Hambach, Đức.

Một
bãi rác thải công nghiệp ở thủ đô Accra của Ghana

Một bãi rác thải công nghiệp ở thủ đô Accra của Ghana

Cảnh
quan ở thành phố Mexico - một thành phố 20 triệu dân.

Cảnh quan ở thành phố Mexico - một thành phố 20 triệu dân.

Cảnh
quan ở thành phố Mexico - một thành phố 20 triệu dân.

Xác một con chim hải âu bị chết vì đã ăn phải quá nhiều đồ nhựa. Bức ảnh được chụp ở quần đảo Midway, phía bắc Thái Bình Dương.

Cảnh
quan ở thành phố Mexico - một thành phố 20 triệu dân.

Một vùng cảnh quan thiên nhiên chắc chắn đã từng một thời đẹp đẽ, giờ đây chen đầy những căn nhà kính. Ảnh chụp ở thành phố Almeria, Tây Ban Nha.

Cảnh
quan ở thành phố Mexico - một thành phố 20 triệu dân.

Vùng khai khoáng ở tỉnh Alberta, Canada. Đất nơi đây đã bị ô nhiễm vì những chất thải công nghiệp độc hại.

Cảnh
quan ở thành phố Mexico - một thành phố 20 triệu dân.

Quần đảo Maldives đang bị chìm dần bởi sự ấm lên của trái đất. Theo tính toán của các nhà khoa học, quần đảo này sẽ chìm hẳn trong 50 năm nữa.

Mỏ
khai khoáng Mir của Nga. Cái hố khổng lồ kia là mỏ khai thác kim cương lớn nhất
thế giới.

Mỏ khai khoáng Mir của Nga. Cái hố khổng lồ kia là mỏ khai thác kim cương lớn nhất thế giới.

Những
tảng băng trôi khổng lồ đang dần tan chảy ở gần quần đảo Svalbard, Na Uy.

Những tảng băng trôi khổng lồ đang dần tan chảy ở gần quần đảo Svalbard, Na Uy.

Bích Ngọc
Theo Bored Panda