Hình ảnh dữ dội về sự tuyệt vọng của thiên nhiên

(Dân trí) - Những hình ảnh dưới đây sẽ cho chúng ta thấy, trái đất đang từng ngày từng giờ oằn mình gánh vác những nhu cầu khổng lồ của của chúng ta như thế nào.

Chỉ tính riêng nạn ô nhiễm không khí mỗi năm đã làm thiệt mạng hơn 2 triệu người. Đó là một vấn nạn âm thầm nhưng gây ra sự chết chóc khôn lường. Không chỉ có ô nhiễm môi trường mà ô nhiễm ánh sáng, ô nhiễm tiếng ồn, thảm họa tràn dầu, chất thải công nghiệp… cũng đang từ từ tàn phá môi trường sinh sống của loài người.

Ô nhiễm ánh sáng ở khu trượt tuyết Ruka, miền Bắc Phần Lan.

Ô nhiễm ánh sáng ở khu trượt tuyết Ruka, miền Bắc Phần Lan.

Ô nhiễm ánh sáng ở khu trượt tuyết Ruka, miền Bắc Phần Lan.

Những con sóng cuốn theo rác rưởi ở Indonesia. Sóng đã cuốn những rác rưởi mà người dân sống trên đảo Java vứt xuống biển ra tận các vùng biển xa.

Những ống khói của một nhà máy nhiệt điện ở thị trấn Warrington, Anh

Những ống khói của một nhà máy nhiệt điện ở thị trấn Warrington, Anh

Ảnh chụp từ trên không trung một mỏ khai thác than đá

Ảnh chụp từ trên không trung một mỏ khai thác than đá

Một bãi chứa hàng triệu lốp xe cũ ở khu đô thị Sesena, Tây Ban Nha.

Một bãi chứa hàng triệu lốp xe cũ ở khu đô thị Sesena, Tây Ban Nha.

Một bãi chứa hàng triệu lốp xe cũ ở khu đô thị Sesena, Tây Ban Nha.

Dầu loang ở thành phố Thanh Đảo, Trung Quốc. Chiếc phao nổi màu đỏ được sử dụng để ngăn không cho dầu lan rộng ra biển sau một vụ tràn dầu xảy ra vì đường ống dẫn dầu bị nổ hồi tháng 11/2013.

Một bãi chứa hàng triệu lốp xe cũ ở khu đô thị Sesena, Tây Ban Nha.

Tàn tích sau một trận cháy rừng xảy ra ở Rừng Quốc gia Jamanxim thuộc khu vực rừng mưa nhiệt đới Amzon, Brazil. Vạt rừng này bị cháy bởi sự bất cẩn của những người chăn thả gia súc gần đó.

Một bãi chứa hàng triệu lốp xe cũ ở khu đô thị Sesena, Tây Ban Nha.

Một cái cây đứng trơ trọi sau khi người ta tiến hành phá rừng ở bang Para, Brazil. Ở đây, ít nhất 20% diện tích rừng mưa nhiệt đới Amazon đã bị phá hủy.

Một bãi chứa hàng triệu lốp xe cũ ở khu đô thị Sesena, Tây Ban Nha.

Một đứa trẻ chơi trong vùng biển phủ đầy tảo ở Trung Quốc. Mỗi năm, một lượng lớn những rong tảo lại xuất hiện ven bờ biển thành phố Thanh Đảo, Trung Quốc. Dù trước đây người ta đã tích cực tiến hành dọn dẹp nhưng không thể kịp bởi tốc độ sinh trưởng của loài tảo này quá nhanh. Nguyên nhân của hiện tượng này được cho là bởi phân bón sử dụng trong các nông trại bị rửa trôi ra biển, kích thích tảo sinh trưởng mạnh.

Một bãi chứa hàng triệu lốp xe cũ ở khu đô thị Sesena, Tây Ban Nha.

Bãi cát ngập dầu ở quần đảo Ko Samet, Thái Lan. Một vụ rò rỉ ống dẫn dầu đã khiến bãi cát ở đây ngập trong dầu.

Một bãi chứa hàng triệu lốp xe cũ ở khu đô thị Sesena, Tây Ban Nha.

Những món đồ trang sức được làm bằng ngà voi bị tịch thu ở thành phố Denver, bang Colorado, Mỹ. Tháng 11/2013, những món đồ trang sức được làm bằng ngà voi trị giá hàng triệu đô la đã bị đem đi tiêu hủy tại khu bảo tồn quốc gia Rocky Mountain như một lời tuyên chiến với nạn săn bắt voi rừng.

Một bãi chứa hàng triệu lốp xe cũ ở khu đô thị Sesena, Tây Ban Nha.

Tình trạng ô nhiễm không khí ở Trung Quốc đã diễn ra đến mức nguy hiểm, gây đe dọa tới sức khỏe người dân. Bức ảnh được chụp trên Quảng trường Thiên An Môn ở thành phố Bắc Kinh. Trái ngược với bức hình khắc họa thiên nhiên đẹp đẽ xuất hiện trên màn hình, tình trạng môi trường ô nhiễm nặng nề mới là thực tế mà người dân đang phải đối mặt.

Một bãi chứa hàng triệu lốp xe cũ ở khu đô thị Sesena, Tây Ban Nha.

Ô nhiễm ánh sáng ở thành phố Salt Lake, bang Utah, Mỹ. Thời điểm này, mặt trời đã lặn được nhiều tiếng đồng hồ nhưng ánh sáng đèn điện vẫn làm sáng rực cả bầu trời. Dù nhiếp ảnh gia có đi ra ngoại thành, nơi ít bị ô nhiễm ánh sáng hơn, họ vẫn không thể thực hiện được những bức ảnh chụp lại bầu trời sao.

Một bãi chứa hàng triệu lốp xe cũ ở khu đô thị Sesena, Tây Ban Nha.

Hàng trăm vây cá mập đang được đem phơi khô ở thành phố Manta, Ecuador. Mỗi buổi sáng, hàng ngàn vây cá mập được đem rao bán ở đây. Việc săn bắt cá mập là trái phép nhưng chính phủ Ecuardor cho phép việc buôn bán vây cá mập đối với những trường hợp “tình cờ bắt được cá”.

Một bãi chứa hàng triệu lốp xe cũ ở khu đô thị Sesena, Tây Ban Nha.

Ô nhiễm nguồn nước ở kênh Gowanus, thành phố New York, Mỹ. Đây là một trong những đường giao thông dưới nước bị ô nhiễm nặng nề nhất ở Mỹ.

Một bãi chứa hàng triệu lốp xe cũ ở khu đô thị Sesena, Tây Ban Nha.

Một bộ da hổ bị đem đốt trong Ngày Môi trường Thế giới. Những nhà hoạt động môi trường ở thành phố Bombay, Ấn Độ đã đem đốt bộ da hổ tịch thu được từ một thợ săn trộm như một thông điệp gửi tới cho những người buôn bán, săn bắt động vật hoang dã ở đất nước này.

Một vệt dầu loang ở thành phố New Orleans, bang Louisiana, Mỹ.

Một vệt dầu loang ở thành phố New Orleans, bang Louisiana, Mỹ.

Một vệt dầu loang ở thành phố New Orleans, bang Louisiana, Mỹ.


Một vệt dầu loang ở thành phố New Orleans, bang Louisiana, Mỹ.

Nước thải công nghiệp làm ô nhiễm nguồn nước ở thành phố New Delhi, Ấn Độ. Những người đàn ông địa phương vẫn ngày ngày ra tắm trong dòng nước ô nhiễm của sông Yamuna.

Một vệt dầu loang ở thành phố New Orleans, bang Louisiana, Mỹ.

Tàu chở hàng Rena bị chìm trên vùng biển của New Zealand hồi tháng 11/2011. Nó đã đâm vào dải san hô Astrolabe, làm tràn 350 tấn dầu và làm rơi gần 100 công-ten-nơ chở hàng xuống biển.

Một vệt dầu loang ở thành phố New Orleans, bang Louisiana, Mỹ.

Nhiều tháng sau khi xảy ra vụ chìm tàu Rena, người dân ra tắm ở bờ biển Waihi, New Zealand vẫn còn bắt gặp những công-ten-nơ chở hàng trôi nổi trên biển.

Một vệt dầu loang ở thành phố New Orleans, bang Louisiana, Mỹ.

Một vùng núi bị cày nát vì khai thác than đá ở bang West Virginia, Mỹ. Để phục vụ cho việc khai thác than, người ta thường dùng chất nổ để phá hủy nhanh chóng những khối núi đá làm cản trở quá trình khai thác than. Đất đá sau đó được đem đổ xuống những thung lũng xung quanh, biến những thung lũng này trở thành bãi phế thải.

Một vệt dầu loang ở thành phố New Orleans, bang Louisiana, Mỹ.

Ô nhiễm ánh sáng ở quần đảo Canary, thuộc Tây Ban Nha. Các nhà khoa học ước tính việc con người bật quá nhiều bóng đèn một cách không cần thiết đã làm lãng phí khoảng 2 triệu thùng dầu mỗi ngày. Hiện tượng ô nhiễm ánh sáng cũng đồng thời gây ảnh hưởng tới chất lượng công tác nghiên cứu của các nhà du hành vũ trụ, các nhà thiên văn học.

 
Bích Ngọc
Theo Huffington Post