1. Dòng sự kiện:
  2. phim "Đào, phở và piano" gây sốt, cháy vé
  3. Xét tặng danh hiệu NSƯT, NSND lần thứ 10

Hàng vạn người trẩy hội đền Quả Sơn

(Dân trí) - Sáng ngày 19/2 (tức ngày 20 tháng Giêng), hàng vạn người dân Đô Lương, Nghệ An và du khách thập phương nô nức trẩy hội Đền Quả Sơn - lễ hội truyền thống tưởng nhớ Uy Minh Vương Lý Nhật Quang.

Đền Quả Sơn được xếp thứ hai trong 4 ngôi đền có tiếng linh thiêng nhất xứ Nghệ “nhất Cờn, nhì Quả, tam Bạch Mã, tứ Chiêu Trưng”. Đền được nhân dân xây dựng dưới chân núi Quả tại làng Miếu Đường, xã Bạch Đường, huyện Nam Đường (nay là xã Bồi Sơn, huyện Đô Lương).

Lễ hội đền Quả Sơn năm 2014 thu hút hàng vạn người tham gia
Lễ hội đền Quả Sơn năm 2014 thu hút hàng vạn người tham gia

Diễn văn khai mạc lễ hội do ông Nguyễn Minh Hạnh, Phó chủ tịch UBND huyện Đô Lương trình bày đã khẳng định: Lễ hội Đền Quả Sơn được tổ chức hàng năm để tri ân và tưởng nhớ Uy Minh Vương Lý Nhật Quang, con trai thứ 8 Vua Lý Công Uẩn. Trong suốt 19 năm làm tri châu, ông là người có công lao to lớn trong việc giữ vững được bờ cõi, phát triển sản xuất biến vùng biên ải Hoan Châu thành căn cứ địa vững chắc, phồn vinh, tạo hậu thuẫn tin cậy cho nhiều triều đại về sau.Sau khi ông mất, mộ của ông được an táng tại chân núi Quả, làng Bạch Ngọc, nay là xã Bồi Sơn (Đô Lương).

Cùng với thờ Uy Minh Vương, đền Quả Sơn còn thờ Đông Chinh Vương và Dực Thánh Vương là 2 hoàng tử nhà Lý, anh em của Lý Nhật Quang được nhà vua cử vào giúp Lý Nhật Quang trong thực hiện việc chính sự. Hiện nay, trên đất Nghệ Tĩnh có trên 30 điểm lập đền thờ Lý Nhật Quang làm Thành hoàng. Lễ hội thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, khắc ghi công đức của các bậc tiền nhân, đồng thời là dịp thỏa nguyện nhu cầu tâm linh của nhân dân, góp phần giáo dục truyền thống, thắt chặt thêm tình đoàn kết cộng đồng.

Đền Quả Sơn được xếp thứ hai trong 4 ngôi đền có tiếng linh thiêng nhất xứ Nghệ 
Đền Quả Sơn được xếp thứ hai trong 4 ngôi đền có tiếng linh thiêng nhất xứ Nghệ 

Sau phần khai mạc lễ hội, các đại biểu và nhân dân và du khách đã tham gia các phần lễ xuất thần, tân lễ, lộn quân thủy bộ và đặc biệt là lễ rước linh vị Uy Minh Vương từ đền Quả Sơn lên tạ ơn Bà Bụt ở chùa Bà Bụt ở cả đường thủy và đường bộ trên quãng đường dài gần 4km. Mặc dù mưa rét nhưng hạng vạn người dân khắp nơi trong vùng, trong tỉnh và du khách thập phương đã tìm về đền Quả Sơn để cầu an, cầu lộc, cầu tài.

Trước đó, trong 2 ngày 17 và 18/2, trong khuôn khổ lễ hội đã diễn ra các hoạt động văn hóa, thể thao sôi nổi như hội diễn văn nghệ, trưng bày các đặc sản của huyện Đô Lương, giải vật truyền thống, giải bóng chuyền nữ với sự tham gia của 33 xã, giải đua thuyền truyền thống với sự tham gia của 6 xã ven sông Lam.

Phần tế lễ thành kính, trang nghiêm 
Phần tế lễ thành kính, trang nghiêm 

Phần lễ xuất thần, lộn quân thủy bộ được tái hiện trong lễ hội 
Phần lễ xuất thần, lộn quân thủy bộ được tái hiện trong lễ hội 
Phần lễ xuất thần, lộn quân thủy bộ được tái hiện trong lễ hội 

Phần lễ xuất thần, lộn quân thủy bộ được tái hiện trong lễ hội 
Lễ rước linh vị Uy Minh Vương từ đền Quả Sơn lên tạ ơn Bà Bụt ở chùa Bà Bụt ở cả đường thủy và đường bộ trên quãng đường dài gần 4km

Ông đồ trẻ cho chữ đầu năm 
Ông đồ trẻ cho chữ đầu năm 

Gian hàng trưng bày, giới thiệu đặc sản Đô Lương
Gian hàng trưng bày, giới thiệu đặc sản Đô Lương 

Trận chung kết bóng chuyền giữa xã Thịnh Sơn - Lưu Sơn vào chiều 19/2 kịch tính, hấp dẫn người xem
Trận chung kết bóng chuyền giữa xã Thịnh Sơn - Lưu Sơn vào chiều 19/2 kịch tính, hấp dẫn người xem

Hội đua thuyền sôi nổi, hấp dẫn 
Hội đua thuyền sôi nổi, hấp dẫn 

Hàng vạn người đứng ken đặc hai bờ sông theo dõi hội đua thuyền truyền thống
Hàng vạn người đứng ken đặc hai bờ sông theo dõi hội đua thuyền truyền thống

Doãn Hòa - Nguyễn Duy