Hàng vạn người dự lễ “mở cổng trời” trên huyệt đạo thiêng xứ Thanh

(Dân trí) - Sáng ngày mùng 9 tháng Giêng năm Kỷ Hợi  (ngày 13/2/2019), trên đỉnh núi Nưa đã khai mạc lễ hội Đền Nưa - Am Tiên năm 2019 và lễ “mở cổng trời”. Hàng vạn người dân và du khách đã rồng rắn hướng lên huyệt đạo thiêng xứ Thanh dâng hương và tham dự lễ hội.

Am Tiên như một “chốn bồng lai tiên cảnh” của xứ Thanh với mây mù bao phủ. Di tích lịch sử văn hóa quốc gia Đền Nưa - Am Tiên, thuộc xã Tân Ninh, huyện Triệu Sơn, Thanh Hóa, nằm trên đỉnh cao nhất của dãy núi Nưa.

Hàng vạn người rồng rắn đi dự lễ “mở cổng trời” trên huyệt đạo thiêng xứ Thanh

Tương truyền, đây là nơi nữ tướng Triệu Thị Trinh làm căn cứ chiêu mộ nghĩa quân chống giặc Ngô. Sau khi nữ tướng Triệu Thị Trinh mất, đền Am Tiên vừa thờ bà Chúa Thượng Ngàn vừa là nơi để nhân dân thờ cúng, tưởng nhớ công ơn Bà Triệu.

Quần thể di tích này chỉ cách thành phố Thanh Hóa khoảng hơn 20km về phía Tây. Ngày 27/3/2009, quần thể di tích lịch sử văn hoá và danh lam thắng cảnh núi Nưa gồm Núi Nưa - Đền Nưa - Am Tiên đã được nhà nước xếp hạng di tích thắng cảnh cấp Quốc gia.

Hàng vạn người dự lễ “mở cổng trời” trên huyệt đạo thiêng xứ Thanh - 1
Hàng vạn người dân và du khách hành hương lên đỉnh núi Nưa dự khai mạc lễ hội Đền Nưa - Am Tiên năm 2019 và đi lễ đầu năm mới.

Theo tín ngưỡng của nhân dân trong vùng, huyệt đạo trên đỉnh núi Nưa là một trong những huyệt khí rất linh thiêng. Hàng năm, cứ vào ngày mùng 9 tháng Giêng Âm lịch là ngày “mở cổng trời”, người dân tứ phương thường đến đây cầu cho một năm mới mạnh khỏe, bình an, hạnh phúc, đủ đầy...

Mặc dù hôm nay mới là chính lễ, nhưng ngay từ những ngày đầu Xuân Kỷ Hợi 2019 đã có hàng vạn người dân và du khách từ khắp nơi hành hương về đây đi lễ và du Xuân đầu năm mới.

Hàng vạn người dự lễ “mở cổng trời” trên huyệt đạo thiêng xứ Thanh - 2

Hàng loạt xe biển xanh đi kiểm tra lễ hội Đền Nưa - Am Tiên năm 2019 tại Di tích lịch sử văn hóa quốc gia Đền Nưa - Am Tiên.

Theo những người dân nơi đây, khi đến chùa Am Tiên, thắp hương Đền Mẫu, đi vòng quanh huyệt đạo thiêng, ngắm cảnh, thăm và uống nước giếng Tiên, lòng người cảm thấy thanh thản hơn.

Đặc biệt, trên đỉnh ngọn núi có giếng nước gọi là giếng Tiên có từ thuở xa xưa, nhưng thật kỳ lạ là giếng không bao giờ hết nước, dù mùa khô hay mùa mưa, dù thời gian hạn hán kéo dài đến mấy. Nhiều người khi đến đây còn xin nước uống với mong muốn cầu sức khỏe, may mắn...

Ghi nhận của phóng viên Dân trí, ngay từ sáng sớm ngày mùng 9 tháng Giêng (ngày 13/2/2019), dòng người nườm nượp hành hương về di tích Am Tiên trên đỉnh ngàn Nưa để dự lễ “mở cổng trời”.

Mặc dù đây đang là những ngày làm việc đầu tiên của năm mới Kỷ Hợi 2019, nhưng thời tiết ngày khai mạc lễ hội trời mát mẻ, không mưa nên rất thuận lợi cho người dân và du khách đến tham dự.

Một số hình ảnh phóng viên Dân trí ghi lại tại lễ hội Đền Nưa - Am Tiên năm 2019.

Hàng vạn người dự lễ “mở cổng trời” trên huyệt đạo thiêng xứ Thanh - 3

Di tích lịch sử văn hóa quốc gia Đền Nưa - Am Tiên nằm trên núi Nưa, ở độ cao hơn 500m so với mực nước biển. Nơi đây mây mù thường bao phủ, nhất là vào sáng sớm. Người dân và du khách lên đây được đi trong làn sương mù huyền ảo.

Hàng vạn người dự lễ “mở cổng trời” trên huyệt đạo thiêng xứ Thanh - 4

Ngay từ sáng sớm ngày mùng 9 tháng Giêng năm Kỷ Hợi dòng người đã nườm nượp hướng lên đỉnh núi Nưa dự lễ hội và dâng hương, thưởng ngoạn cảnh đẹp nơi đây.

Hàng vạn người dự lễ “mở cổng trời” trên huyệt đạo thiêng xứ Thanh - 5

Từ thời điểm giao thừa Tết Kỷ Hợi 2019, mỗi ngày, Di tích lịch sử văn hóa quốc gia Đền Nưa - Am Tiên đón hàng nghìn lượt người dân và du khách.

Hàng vạn người dự lễ “mở cổng trời” trên huyệt đạo thiêng xứ Thanh - 6
Để tưởng nhớ công ơn của bà Triệu Thị Trinh, nhân dân trong vùng đã lập đền thờ Bà Triệu dưới chân núi Nưa, đồng thời xây dựng, khôi phục Am Tiên trên đỉnh núi. Hàng năm, cứ đến ngày mồng 9 tháng Giêng, địa phương long trọng tổ chức khai hội Đền Nưa - Am Tiên.
Hàng vạn người dự lễ “mở cổng trời” trên huyệt đạo thiêng xứ Thanh - 7

Mỗi năm, quần thể Di tích lịch sử văn hóa quốc gia Đền Nưa - Am Tiên đón hàng vạn lượt khách du lịch đổ về ngôi đền linh thiêng Am Tiên để cầu may và khám phá những điều bí ẩn.

Hàng vạn người dự lễ “mở cổng trời” trên huyệt đạo thiêng xứ Thanh - 8

Di tích lịch sử văn hóa quốc gia Đền Nưa - Am Tiên đã trở thành một trong những trung tâm du lịch tâm linh của quốc gia.

Hàng vạn người dự lễ “mở cổng trời” trên huyệt đạo thiêng xứ Thanh - 9
Sau khi dâng hương tại các đền, người dân và du khách lại hướng lên huyệt đạo thiêng nằm trên đỉnh núi Nưa.
Hàng vạn người dự lễ “mở cổng trời” trên huyệt đạo thiêng xứ Thanh - 10
Nơi “mở cổng trời” là vị trí cao nhất của đỉnh núi, vị trí huyệt đạo. Huyệt đạo thiêng nằm giữa một bãi đất bằng phẳng, xung quanh bốn mùa mây bao phủ. Vào những ngày trời quang mây tạnh, từ huyệt đạo có thể quan sát làng mạc, những cánh đồng trù phú hay có thể quan sát ra biển.
Hàng vạn người dự lễ “mở cổng trời” trên huyệt đạo thiêng xứ Thanh - 11
Theo quan niệm dân gian, người dân và du khách khi đến huyệt đạo, nam 7 đi vòng và nữ đi 9 vòng quanh huyệt đạo sẽ có được may mắn trong năm.
Hàng vạn người dự lễ “mở cổng trời” trên huyệt đạo thiêng xứ Thanh - 12
Tương truyền, Việt Nam có 3 huyệt đạo thiêng. Ngoài huyệt đạo ở núi Đá Chông (Ba Vì, Hà Nội) và huyệt đạo ở núi Bà Đen (Tây Ninh) thì nơi đây chính là huyệt đạo thiêng thứ 3 của đất nước. Huyệt đạo ở Am Tiên được xem là nơi năng lượng vũ trụ của Trời và Đất giao hòa, cũng là một trong những huyệt đạo quan trọng nhất của nước Việt Nam.
Hàng vạn người dự lễ “mở cổng trời” trên huyệt đạo thiêng xứ Thanh - 13
Do lượng người đông nên có những thời điểm, nhiều người phải chen chúc nhau đi quanh huyệt đạo.
Hàng vạn người dự lễ “mở cổng trời” trên huyệt đạo thiêng xứ Thanh - 14
Càng về trưa, dòng người đến với huyệt đạo ngày một đông.
Hàng vạn người dự lễ “mở cổng trời” trên huyệt đạo thiêng xứ Thanh - 15
Người dân và du khách cầu khấn may mắn, bình an và tài lộc trong năm mới tại huyệt đạo thiêng.
Hàng vạn người dự lễ “mở cổng trời” trên huyệt đạo thiêng xứ Thanh - 16

Không chỉ có huyệt đạo thiêng, trên đỉnh ngàn Nưa, còn có giếng nước, dân gian gọi là giếng Tiên. Đây cũng là địa điểm trong Di tích lịch sử văn hóa quốc gia Đền Nưa - Am Tiên thu hút người dân và du khách đến dâng hương, cầu tài cầu lộc...

Duy Tuyên

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm