Hàng nghìn người hành hương về Lễ hội Lam Kinh

(Dân trí) - Sáng 7/10, tại khu di tích lịch sử Lam Kinh, huyện Thọ Xuân đã diễn ra Lễ hội Lam Kinh, kỷ niệm 594 năm cuộc khởi nghĩa Lam Sơn và 579 năm ngày mất của Anh hùng dân tộc Lê Lợi. Lễ hội đã thu hút hàng nghìn người về tham dự.

Lễ hội Lam Kinh năm nay nằm trong chương trình “Năm du lịch quốc gia các tỉnh Duyên hải Bắc Trung Bộ - Huế 2012”. Lễ hội nhằm tôn vinh vị Anh hùng dân tộc Lê Lợi, các vua Lê, các tướng sĩ và nhân dân có công lịch sử dựng nước và giữ nước. Đồng thời là dịp để khơi dậy nét đẹp truyền thống Văn hóa, đậm đà bản sắc dân tộc của Xứ Thanh.

Diễn ra trong 3 ngày từ 6-8/10 (tức ngày 21 - 23/8 âm lịch) với các hoạt động nổi bật như: Lễ dâng hương tại các điểm di tích (đền thờ Lê Thái Tổ, khu lăng mộ Lê Thái Tổ, đền thờ Trung Túc Vương Lê Lai, thái miếu nhà Lê và tượng đài Lê Lợi); biểu diễn văn nghệ (múa đèn - dân ca Đông Anh, múa xéc bùa, múa rồng, hát tân cổ giao duyên, tuồng chèo, cồng chiêng); các trò chơi, trò diễn dân gian (kéo chữ, múa kiếm, trò Xuân Phả, trò Chiềng, trò Sanh Ngô, trò Chuộc, trò Rủn); các môn thể thao dân tộc (đẩy gậy, ném còn, bắn cung, chọi gà, đi cà kheo, đấu vật, đấu võ); hội trại các làng văn hoá…

Trong khuôn khổ của lễ hội, du khách có dịp tìm hiểu những nghi thức tế lễ cổ truyền mang đậm dấu ấn lịch sử thời Lê; tham quan các gian trưng bày hiện vật, cổ vật thời Lê; thưởng thức các món ăn đặc sắc xứ Thanh như: chè lam Phủ Quảng, bánh răng bừa, bánh gai Tứ Trụ…

Lễ hội Lam Kinh là một trong những lễ hội lớn của tỉnh Thanh Hoá nhằm tưởng nhớ, tri ân công lao đánh giặc, giữ nước của người Anh hùng dân tộc Lê Lợi.

Theo sử sách, năm 1418, Lê Lợi xưng là Bình Định Vương, đứng lên lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, đánh đuổi quân Minh xâm lược, giành lại độc lập cho dân tộc. Năm 1428, Lê Lợi lên ngôi hoàng đế, lấy hiệu là Lê Thái Tổ, sáng lập ra vương triều Hậu Lê. Ngày 22/8 âm lịch năm 1433, nhà vua băng hà và được an táng tại vùng núi Lam Sơn (Thanh Hoá), nay là Khu di tích lịch sử Lam Kinh. Hàng năm. Cứ đến ngày này hàng năm, nhân dân Thanh Hoá lại long trọng tổ chức lễ hội, thu hút đông đảo du khách thập phương về tham dự.

Qua đó, lễ hội còn góp phần quảng bá truyền thống lịch sử, văn hoá, mảnh đất và con người xứ Thanh tới du khách; đồng thời khẳng định Khu di tích lịch sử Lam Kinh nói riêng và Thanh Hoá nói chung là một trong những điểm đến không thể bỏ qua của du khách khi muốn tìm về cội nguồn lịch sử dân tộc.

Đặc biệt, đây là năm đầu tiên ngành văn hoá Thanh Hoá phục dựng lại và đưa toàn bộ 5 trò diễn Xuân Phả nổi tiếng - được ví như một đỉnh cao của nghệ thuật múa dân gian Việt vào nội dung của Lễ hội Lam Kinh với các điệu múa: Ai Lao, Ngô Quốc, Chiêm Thành, Hoa Lang và Lục Hồn Nhung.

Từ năm 1995 đến nay, lễ hội Lam Kinh được tổ chức thường niên và ngày càng có sức cuốn hút, lan toả tới nhiều vùng, miền, thu hút du khách trong và ngoài tỉnh trở về nơi cội nguồn của vùng đất Lam Sơn lịch sử.

Một số hình ảnh PV ghi lại được tại Lễ hội Lam kinh sáng 7/10.

Màn trống khai mạc lễ hội.
Màn trống khai mạc lễ hội.

Một số hoạt cảnh tái hiện lại hình ảnh người Anh hùng dân tộc Lê Lợi.

Một số hoạt cảnh tái hiện lại hình ảnh người Anh hùng dân tộc Lê Lợi.
Một số hoạt cảnh tái hiện lại hình ảnh người Anh hùng dân tộc Lê Lợi.

Những điệu múa giân gian mang đậm bản sắc văn hóa, lịch sử của vùng đất Lam Kinh.

Những điệu múa giân gian mang đậm bản sắc văn hóa, lịch sử của vùng đất Lam Kinh.

Những điệu múa giân gian mang đậm bản sắc văn hóa, lịch sử của vùng đất Lam Kinh.

Những điệu múa giân gian mang đậm bản sắc văn hóa, lịch sử của vùng đất Lam Kinh.
Những điệu múa giân gian mang đậm bản sắc văn hóa, lịch sử của vùng đất Lam Kinh.

Hàng nghìn du khách và người dân địa phương về dâng hương, tham quan Khu di tích Lam Kinh.

Hàng nghìn du khách và người dân địa phương về dâng hương, tham quan Khu di tích Lam Kinh.

Hàng nghìn du khách và người dân địa phương về dâng hương, tham quan Khu di tích Lam Kinh.

Hàng nghìn du khách và người dân địa phương về dâng hương, tham quan Khu di tích Lam Kinh.

Hàng nghìn du khách và người dân địa phương về dâng hương, tham quan Khu di tích Lam Kinh.
Hàng nghìn du khách và người dân địa phương về dâng hương, tham quan Khu di tích Lam Kinh.
 
 
 
Thái Bá - Duy Tuyên