“Em về Vạn Phúc cùng anh…”

(Dân trí)- Đã từ lâu, đất Hà Tây cũ người ta vẫn quen gọi là “quê lụa” chính là nhờ danh tiếng của làng lụa Vạn Phúc (nay thuộc phường Vạn Phúc, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội).

Tới đây Sở VH, TT&DL sẽ đầu tư xây dựng nơi đây thành điểm đến du lịch làng nghề tiêu biểu của thủ đô. Và tên tuổi lụa Van Phúc cũng đã đi vào những cao ca dao xa xưa : The La, lĩnh Bưởi, chổi Phùng/Lụa vân Vạn Phúc, nhiễu vùng Mỗ Bôn hay Em về Vạn Phúc cùng anh/ Áo lụa em mặc thêm thanh vẻ người.

Mặc dù chỉ cách trung tâm thành phố Hà Nội chừng 10km nhưng ngôi làng bên dòng sông Nhuệ này vẫn giữ được những nét đặc trưng của một làng nghề truyền thống như hình ảnh cây đa cổ thụ, giếng nước, sân đình, buổi chiều vẫn họp chợ dưới gốc đa trước đình. Bước chân tới cổng làng đã nghe thấy từng tiếng “lạch cạch” của những khung cửu phát ra từ những xưởng dệt.
 
“Em về Vạn Phúc cùng anh…”
Cây đa, bến nước, sân đình là những nét đặc trưng của làng nghề Bắc bộ vẫn được giữ gìn ở làng lụa Vạn Phúc.

Hiện tại trong làng có tới hơn 1000 máy dệt đang hoạt động và tất cả đều là máy dệt tự động Zắc-ca dùng điện. Giá thành cho mỗi chiếc máy khoảng tầm 20 triệu đồng. Hiện nay, máy zắc-ca cũng chỉ cài hoa bằng các-tông đục lỗ để móc kim kéo go lên thành hoa, vẫn là nguyên lý cài hoa của các bậc tiền nhân từ trăm năm nay, chỉ khác là không có người kéo hoa như xưa. Mặc dù khung cửi cổ không còn được sử dụng nhưng du khách có thể thăm quan mẫu khung cửi mà từ đầu thế kỷ 19 tại Miếu làng.

Nguyên liệu tơ tằm được nhập chủ yếu từ Bảo Lộc (Lâm Đồng), Hà Nam, Nam Định..., đặc biệt là tơ Bảo Lộc rất được các xưởng dệt ưa chuộng do chất lượng và màu sắc tốt.
 
Hơn 1000 máy dệt Zắc-ca đã thay thế toàn bộ khung cửi dệt thủ công.
Hơn 1000 máy dệt Zắc-ca đã thay thế toàn bộ khung cửi dệt thủ công.
 
Không chỉ khôi phục nghề truyền thống, người làng Vạn Phúc ngày nay còn đẩy mạnh quảng bá thương hiệu, mở website đưa lụa lên Internet, tham gia các hội chợ trong nước và quốc tế. Công trình trung tâm giới thiệu quy trình sản xuất và kinh doanh lụa kết hợp với nhà thờ Tổ nằm trong quy hoạch phát triển làng nghề đang được gấp rút hoàn thành và sẽ đưa vào sử dụng trong tháng tới.
 
Một số hình ảnh làng lụa Vạn Phúc:
 
Hơn 1000 máy dệt Zắc-ca đã thay thế toàn bộ khung cửi dệt thủ công.

Một đoàn du khách Thái Lan thăm quan một xưởng dệt. Đến từ một nước có nghề dệt phát triển nhưng những vị khách này rất thích thú với lụa Vạn Phúc.

Hơn 1000 máy dệt Zắc-ca đã thay thế toàn bộ khung cửi dệt thủ công.
Khung cửi cổ được sử dụng từ thế kỷ 19 được trưng bày tại Miếu làng. Đây chính là công cụ đem lại danh tiếng cho làng nghề.

Các sản phẩm lụa được bày bán có mẫu mã đa dạng, đặc trưng cho lụa Van Phúc.
Các sản phẩm lụa được bày bán có mẫu mã đa dạng, đặc trưng cho lụa Van Phúc.


Các sản phẩm lụa được bày bán có mẫu mã đa dạng, đặc trưng cho lụa Van Phúc.

Trung tâm giới thiệu quy trình sản xuất và kinh doanh lụa kết hợp với nhà thờ tổ đang trong quá trình hoàn thiện đưa vào phục vụ khách du lịch

Các sản phẩm lụa được bày bán có mẫu mã đa dạng, đặc trưng cho lụa Van Phúc.

Một thợ dệt đang lắp ráp máy dệt trong trung tâm giới thiệu quy trình sản xuất lụa. Mỗi chiếc máy dệt này có giá thành khoảng 20 triệu đồng

Một góc trong khu chợ lụa Vạn Phúc

Một góc trong khu chợ lụa Vạn Phúc

  

Bài và ảnh: Nha Trang