1. Dòng sự kiện:
  2. phim "Đào, phở và piano" gây sốt, cháy vé
  3. Xét tặng danh hiệu NSƯT, NSND lần thứ 10

Đức Tuấn, Thanh Thúy gây xúc động trong đêm nhạc chào mừng 27/7

(Dân trí) - Trong không gian âm nhạc hào hùng và thắm đượm nghĩa tình, vào lúc 20h30 thứ bảy, ngày 27/7, đúng ngày Thương binh liệt sĩ, chương trình ca nhạc “Sống mãi với thời gian” đã mang đến cho hàng triệu trái tim khán giả truyền hình niềm xúc cảm đặc biệt.

Như một bản hùng ca về những năm tháng đã đi qua, gieo vào tương lai niềm hy vọng và cả sự tin tưởng, chương trình nghệ thuật Sống mãi với thời gian đã gắn kết mọi miền không gian, thời gian và con người nhiều thế hệ bằng vẻ đẹp của nghệ thuật âm nhạc. Không hề thô cứng, Sống mãi với thời gian đã mang đến cho khán giả truyền hình một cảm nhận rất mới, đặc biệt về những ca khúc đã đi cùng năm tháng. Kịch bản dẫn dắt người nghe đi từ những đau thương nhất, đến nghị lực phi thường của con người Việt Nam, và bến bờ hòa bình tỏa sáng trong từng ca khúc. Điểm nhấn đặc biệt của chương trình Sống mãi với thời gian chính là sự liên kết giữa 3 chương một cách mềm mại, không làm gián đoạn cảm xúc người nghe.

Kể lại chiều dài lịch sử hào hùng của đất nước bằng âm nhạc, Sống mãi với thời gian mở ra trong ngày đặc biệt này một không gian của những con người yêu tự do, độc lập và chuộng hòa bình. Từ chương 1 với tên gọi là Lên đàng (kháng chiến chống Pháp), đến chương 2 trong Màu hoa đỏ (kháng chiến chống Mỹ) và Bài ca không quên (lớp trẻ ngày nay tiếp nối truyền thống cha anh), những tác phẩm gần như bất tử đã được chọn lọc một cách cẩn trọng, có ý nghĩa miêu tả sâu sắc cùng với tình hình tượng cao, đã được chấp cánh bởi người nghệ sỹ tài năng, nặng tình với quê hương đất nước. 

Chương 1 gồm 4 ca khúc: Lên đàng (Lưu Hữu Phước), Nam Bộ kháng chiến (Tạ Thanh Sơn), Lời người ra đi (Trần Hoàn) và Đoàn vệ quốc quân (Phan Huỳnh Điểu). Tốp ca và nhóm múa Quân khu 7 đã tái hiện lại cảnh làng quê yên bình bỗng chốc tan tác, mặt đất rung chuyển, đạn bom vang rền.  Ca khúc Lên đàng được thể hiện bằng trái tim, nhiệt huyết , tái hiện lại một thời kỳ hừng hực khí thế với gậy tầm vông, đuốc, dao, mác...tất cả đều chung 1 niềm rạo rực và khát khao cống hiến. Ca khúc Nam Bộ kháng chiến được 4 chàng trai của nhóm FM và vũ đoàn Ruby tái hiện trên sân khấu với không khí sôi sục của mùa thu miền Nam. Cuộc kháng chiến “còn trường kỳ và còn gian khổ” đó là lời nhắn nhủ của Bác Hồ trong ca khúc Lời người ra đi được ca sĩ Vân Khánh trình bày với giọng hát ngọt ngào và bay bổng. Khép lại chương đầu tiên là ca khúc Đoàn vệ quốc quân hào hùng của nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu được 4 chàng trai nhóm Lửa Việt thể hiện. 

Chương 2 gồm 11 ca khúc. Đây là giai đoạn chiến đấu chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta. Những người lính vượt Trường Sơn, không quản khó khăn, gian khổ nhưng vẫn lạc quan, yêu đời, tin vào một ngày mai chiến thắng. Các ca khúc Bài ca Trường Sơn (Trần Chung), Trái tim người lính (Trần Viết Được), Người nữ tự vệ Sài GònCô gái Sài Gòn đi tải đạn (Phạm Minh Tuấn) được trình bày lần lượt với tiếng hát của: Nhóm Phù Sa, ca sĩ Võ Hạ Trâm và Nhóm Mắt Ngọc.

Với một loạt ca khúc viết về mẹ, khán giả càng xúc động và tự hào về người mẹ Việt Nam. Trải dài khắp mọi miền đất nước, đi theo chuỗi ngày từ chiến tranh đến hòa bình, hình ảnh người Mẹ Việt Nam luôn tỏa sáng và đẹp vô ngần trong thơ ca, nhạc họa. Cách dàn dựng ở tác phẩm Người mẹ của tôi do ca sĩ Cao Minh thể hiện đã mang lại cảm xúc khó tả cho người nghe.

Trong suốt chương trình, các tác phẩm hay như Lên đàng (sáng tác Lưu Hữu Phước), Lời người ra đi (sáng tác Trần Hoàn), Đoàn vệ quốc quân (sáng tác Phan Huỳnh Điểu), Biết ơn chị Võ Thị Sáu (sáng tác Nguyễn Đức Toàn), Người mẹ của tôi (sáng tác Xuân Hồng)... được vang lên từ tiếng hát của nhiều thế hệ ca sĩ, như ngân vang mãi lời ca hào hùng từ ngàn xưa trong tính cách của người Việt. Với phong cách hòa âm mới cho tác phẩm quen thuộc, Sống mãi với thời gian đã mang đến tinh thần thời đại mới mẻ, hào hùng, tri ân và cả hy vọng trong một chương trình nghệ thuật đặc biệt như vậy. 

Có thể nói, NSƯT Thanh Thúy với bài hát
Có thể nói, NSƯT Thanh Thúy với bài hát
Có thể nói, NSƯT Thanh Thúy với bài hát Biết ơn chị Võ Thị Sáu từng làm nên tên tuổi của cô và Đức Tuấn với ca khúc Đất nước, sáng tác của nhạc sĩ Phạm Minh Tuấn, đã thật sự mang đến nhiều cảm xúc cho khán giả.

Khép lại một cuộc chiến đầy bi tráng, ca sĩ Đức Tuấn với ca khúc
Khép lại một cuộc chiến đầy bi tráng, ca sĩ Đức Tuấn với ca khúc
Khép lại một cuộc chiến đầy bi tráng, ca sĩ Đức Tuấn với ca khúc Đất nước (Phạm Minh Tuấn) đã đêm đến cho khán giả thưởng thức những lời ru ngọt ngào, viễn cảnh về một đất nước thanh bình.

Khép lại một cuộc chiến đầy bi tráng, ca sĩ Đức Tuấn với ca khúc
Như lời khẳng định cho tấm lòng của lớp trẻ, ca khúc Bài ca không quên (Phạm Minh Tuấn) được ca sĩ Trang Nhung thể hiện với sự day dứt, niềm đau đáu về nỗi đau chiến tranh mở đầu cho chương 3. 

Khép lại một cuộc chiến đầy bi tráng, ca sĩ Đức Tuấn với ca khúc
Ca sĩ Nguyễn Phi Hùng tiếp nối không khí của hòa bình trên đất nước bằng ca khúc của nhạc sĩ Trần Tiến “Vết chân tròn trên cát”. Ca khúc đầy vui tươi, phấn khởi Mùa xuân trên Thành Phố Hồ Chí Minh (Xuân Hồng) do nhóm Mặt Trời Mới thể hiện đã khép lại một đêm nhạc tràn đầy cảm xúc.

Võ Hạ Trâm
Võ Hạ Trâm

Một số hình ảnh đẹp trong đêm diễn

Một số hình ảnh đẹp trong đêm diễn
Một số hình ảnh đẹp trong đêm diễn
Một số hình ảnh đẹp trong đêm diễn
Một số hình ảnh đẹp trong đêm diễn
Một số hình ảnh đẹp trong đêm diễn
 
 
Phan Anh