Ninh Bình:

Độc đáo nghi lễ rước nước dâng vua Đinh Tiên Hoàng

(Dân trí) - Nước được lấy ở “tim” sông Hoàng Long sẽ được rước hơn 1km về dâng lên đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng. Với nghi thức tâm linh quan trọng này, người dân Cố đô Hoa Lư tưởng nhớ anh hùng đã dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước và cầu mong “quốc thái dân an”.

Lễ rước nước là nghi thức tâm linh quan trọng của người dân Cố đô Hoa Lư xưa nhằm tưởng nhớ công lao của Đinh Bộ Lĩnh sau khi dẹp loạn 12 sứ quân đã lên ngôi hoàng đế. Lễ rước nước được người dân xã Trường Yên lưu giữ hàng trăm năm nay và được thực hiện vào ngày 9/3 âm lịch hàng năm trong lễ hội Trường Yên.
Lễ rước nước là nghi thức tâm linh quan trọng của người dân Cố đô Hoa Lư xưa nhằm tưởng nhớ công lao của Đinh Bộ Lĩnh sau khi dẹp loạn 12 sứ quân đã lên ngôi hoàng đế. Lễ rước nước được người dân xã Trường Yên lưu giữ hàng trăm năm nay và được thực hiện vào ngày 9/3 âm lịch hàng năm trong lễ hội Trường Yên.
Trong ngày lễ rước nước, người dân lập thành đoàn rước xuất phát từ đền thờ vua Đinh. Đoàn khởi hành từ lúc 6 giờ sáng, vượt hơn 1km để ra bờ sông Hoàng Long. Nghi lễ rước nước, ngoài tưởng nhớ công khai quốc công thần của bậc anh hùng Đinh Bộ Lĩnh, người dân xã Trường Yên, huyện Hoa Lư (Ninh Bình) còn cầu mong một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, nhà nhà ấm no hạnh phúc...
Trong ngày lễ rước nước, người dân lập thành đoàn rước xuất phát từ đền thờ vua Đinh. Đoàn khởi hành từ lúc 6 giờ sáng, vượt hơn 1km để ra bờ sông Hoàng Long. Nghi lễ rước nước, ngoài tưởng nhớ công khai quốc công thần của bậc anh hùng Đinh Bộ Lĩnh, người dân xã Trường Yên, huyện Hoa Lư (Ninh Bình) còn cầu mong một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, nhà nhà ấm no hạnh phúc...
Từ bờ sông Hoàng Long, đoàn sẽ di chuyển bằng thuyền ra giữa sông để chuẩn bị cho nghi thức xin nước
Từ bờ sông Hoàng Long, đoàn sẽ di chuyển bằng thuyền ra giữa sông để chuẩn bị cho nghi thức xin nước
Dẫn đầu đoàn rước là hai thuyền có rồng, sau đó là các vị bô lão, đại biểu và đoàn tùy tùng.
Dẫn đầu đoàn rước là hai thuyền có rồng, sau đó là các vị bô lão, đại biểu và đoàn tùy tùng.
Khi đoàn rước đến tim sông, các thuyền sẽ đi vòng quanh nơi đặt cây tre, cờ phướn và vòng tròn 3 vòng. Sau đó, các vị bô lão làm nghi lễ để chuẩn bị cho việc lấy nước từ dưới dòng sông.
Khi đoàn rước đến "tim" sông, các thuyền sẽ đi vòng quanh nơi đặt cây tre, cờ phướn và vòng tròn 3 vòng. Sau đó, các vị bô lão làm nghi lễ để chuẩn bị cho việc lấy nước từ dưới dòng sông.
Nghi lễ xin lấy nước của chủ đoàn xong, hai thiếu nữ sẽ dùng chiếc bình nhỏ lấy nước từ dòng sông lên đưa cho người được giao nhiệm vụ dâng nước vào bình lớn. Nghi thức này sẽ được lặp đi, lặp lại 9 lần sau đó đoàn rước nước sẽ quay vào bờ để trở về đền vua Đinh
Nghi lễ xin lấy nước của chủ đoàn xong, hai thiếu nữ sẽ dùng chiếc bình nhỏ lấy nước từ dòng sông lên đưa cho người được giao nhiệm vụ dâng nước vào bình lớn. Nghi thức này sẽ được lặp đi, lặp lại 9 lần sau đó đoàn rước nước sẽ quay vào bờ để trở về đền vua Đinh
Khi lên đến bờ sông, hai thiếu nữ sẽ khiêng vò nước lớn cùng đoàn đi phía sau hướng đến chiếc kiệu để sẵn, sau đó đặt bình nước vừa lấy dưới sông Hoàng Long lên kiệu. Đoàn kiệu 8 người khiên sẽ rước nước về đền thờ hành lễ
Khi lên đến bờ sông, hai thiếu nữ sẽ khiêng vò nước lớn cùng đoàn đi phía sau hướng đến chiếc kiệu để sẵn, sau đó đặt bình nước vừa lấy dưới sông Hoàng Long lên kiệu. Đoàn kiệu 8 người khiên sẽ rước nước về đền thờ hành lễ
Người dân Cố đô Hoa Lư quan niệm, khi kiệu rước nước đi qua nếu chui qua được, người già sẽ trường thọ, trẻ nhỏ chóng lớn, thông minh lớn lên là những người có ích cho xã hội. Vì thế nhiều người dân hai bên đường nơi kiệu nước đi qua đã cùng nhau chui quan kiệu cầu may.
Người dân Cố đô Hoa Lư quan niệm, khi kiệu rước nước đi qua nếu chui qua được, người già sẽ trường thọ, trẻ nhỏ chóng lớn, thông minh lớn lên là những người có ích cho xã hội. Vì thế nhiều người dân hai bên đường nơi kiệu nước đi qua đã cùng nhau chui quan kiệu cầu may.
Đại diện đoàn rước cẩn trọng đưa nước rước từ sông Hoàng Long về đặt trên bàn thờ vua Đinh. Với nghi lễ này người dân mong được vua ban cho bình an, may mắn, cuộc sống no đủ, gia đình hạnh phúc, đất nước được thái bình...
Đại diện đoàn rước cẩn trọng đưa nước rước từ sông Hoàng Long về đặt trên bàn thờ vua Đinh. Với nghi lễ này người dân mong được vua ban cho bình an, may mắn, cuộc sống no đủ, gia đình hạnh phúc, đất nước được thái bình...

Sau nghi lễ rước nước, lãnh đạo tỉnh Ninh Bình cùng nhau dâng hương tưởng nhớ vị khai quốc công thần Đinh Bộ Lĩnh, người có công lớn lập nên triều đại phong kiến tự chủ đầu tiên ở nước ta. Ông cũng là người con ưu tú của quê hương Ninh Bình đã có công lớn với Tổ quốc

Sau nghi lễ rước nước, lãnh đạo tỉnh Ninh Bình cùng nhau dâng hương tưởng nhớ vị khai quốc công thần Đinh Bộ Lĩnh, người có công lớn lập nên triều đại phong kiến tự chủ đầu tiên ở nước ta. Ông cũng là người con ưu tú của quê hương Ninh Bình đã có công lớn với Tổ quốc

Thái Bá

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm