Điện thoại thông minh đã phá hỏng nhiếp ảnh đường phố?

(Dân trí) - Một tay máy kỳ cựu chuyên về đề tài nhiếp ảnh đường phố đã khẳng định rằng: “Chiếc điện thoại làm hạn chế sự đa dạng của cuộc sống, khiến những người bước đi trên phố mất đi sự sinh động. Điện thoại đã tách rời con người ra khỏi không gian mà họ đang sống”.

Nhiếp ảnh gia nổi tiếng của thành phố New York (Mỹ) - Richard Sandler (68 tuổi) - vốn được biết đến với những bộ ảnh chụp đời sống đường phố New York hồi thập niên 1980 rất ấn tượng. Mới đây, ông đã tâm sự trong một cuộc phỏng vấn rằng điện thoại thông minh đã làm hỏng cuộc sống đường phố vốn từng một thời đa màu sắc, muôn màu muôn vẻ…

Nhiếp ảnh gia Richard Sandler từng được biết đến trong giới cầm máy ở Mỹ với những bộ ảnh chụp đường phố New York hồi thập niên 1980. Đây là đề tài gắn bó với sự nghiệp nhiếp ảnh của ông suốt nhiều thập kỷ qua, vậy nhưng, trong vòng một thập kỷ trở lại đây, Richard Sandler cho rằng đường phố đã dần mất đi tính hấp dẫn vốn có của nó.

Điện thoại thông minh đã phá hỏng nhiếp ảnh đường phố? - 1

Nguyên nhân dẫn đến sự nhàm chán này, theo Sandler, chính là bởi điện thoại thông minh: “Con người trông thật nhàm chán khi họ cắm cúi nhìn vào chiếc điện thoại. Nếu họ mỉm cười khi đang cầm điện thoại, đó là bởi họ đang trò chuyện với ai đó và vui vẻ với cuộc chuyện trò gián tiếp nào đó. Cảm xúc này chẳng có gì liên quan tới cảnh vật xung quanh”.

“Chiếc điện thoại làm hạn chế sự đa dạng của cuộc sống đường phố, khiến những người đang bước đi trên phố mất đi sự sinh động. Nếu bạn bước đi trên phố, nhưng trong tay lại lăm lăm chiếc điện thoại, vậy thì sự quan tâm của bạn dành cho cảnh vật xung quanh sẽ bị giảm xuống mức tối thiểu bởi bạn còn mải quan tâm tới những gì đang diễn ra trong chiếc điện thoại kia”.

“Đã có thời máy nghe nhạc Walkman khiến đời sống đường phố có nét nhàm nhạt, nhưng điện thoại thông minh đã đẩy mức độ nhàm chán lên một cấp độ mới, tách rời hẳn con người khỏi không gian mà họ đang sống”.

Điện thoại thông minh đã phá hỏng nhiếp ảnh đường phố? - 2

Nhiếp ảnh gia Sandler cho biết cũng đã có lúc ông thử làm quen với đời sống đường phố hiện đại hôm nay, thử chụp hình những con người đang mải miết, đắm chìm với màn hình điện thoại sáng rực, nhưng rất hiếm khi ông thực hiện được bức hình như ý bởi luôn có một cảm giác tẻ nhạt, nhàm chán hiện diện trong bức hình khiến ông cảm thấy thất vọng.

Cảm nhận thất vọng rõ rệt tìm thấy ở nhiếp ảnh gia Sandler là bởi đã từng có thời ông cảm thấy sức sống tràn đầy trong mỗi lần xách máy ra phố: “Hồi thập niên 1960-1970-1980, đời sống đường phố thực sự thú vị bởi người ta đi chơi phố như một nhu cầu thiết yếu, giống như đi dạo ở sau vườn nhà, hay ngồi thư giãn trong phòng khách vậy”.

“Tôi thường ngồi tàu điện ngầm để vào trung tâm thành phố với 5 cuộn phim để sẵn trong túi, đã có thời, tôi cứ bước ra phố là thấy có bao nhiêu thứ hấp dẫn để chụp”.

Chiêm ngưỡng những tác phẩm ảnh chụp trên đường phố New York của nhiếp ảnh gia Richard Sandler ở các thập niên trước:

“Đôi mắt thành phố” (1985)
“Đôi mắt thành phố” (1985)

“Phố 34” (1980)
“Phố 34” (1980)

“3 chiếc áo lông” (1981)
“3 chiếc áo lông” (1981)

“Xếp hàng đứng đợi trước nhà hát” (1981)
“Xếp hàng đứng đợi trước nhà hát” (1981)

“Những người trông trẻ” (1982)
“Những người trông trẻ” (1982)

“Phố 32” (1983)
“Phố 32” (1983)

“Thư viện Donnell” (1984)
“Thư viện Donnell” (1984)

“Cửa hàng trang sức Van Cleef” (1986)
“Cửa hàng trang sức Van Cleef” (1986)

“Cái chết đến gần” (1986)
“Cái chết đến gần” (1986)

“Người phụ nữ trên toa tàu” (1987)
“Người phụ nữ trên toa tàu” (1987)

“Hai gương mặt” (1989)
“Hai gương mặt” (1989)

“Nhà ga Grand Central Terminal” (1990)
“Nhà ga Grand Central Terminal” (1990)

“Trăng lưỡi liềm” (2000)
“Trăng lưỡi liềm” (2000)

“Tôn giáo và phong cách” (2001)
“Tôn giáo và phong cách” (2001)

“Gầy/Đói” (2001)
“Gầy/Đói” (2001)

Ralph McTell - Streets of London

Bích Ngọc
Theo Business Insider