Điểm danh các thực phẩm chống viêm, tăng cường sức đề kháng hiệu quả

Hoàng Tiến

(Dân trí) - Các chuyên gia cho rằng chứng viêm mạn tính có thể gây: Ung thư, bệnh tim, bệnh tiểu đường, Alzheimer, trầm cảm... Bạn có thể giảm nguy cơ bị viêm mạn tính bằng cách thay đổi những gì bạn ăn.

Điểm danh các thực phẩm chống viêm, tăng cường sức đề kháng hiệu quả - 1
Một số thực phẩm chống viêm, tăng cường sức đề kháng "tốt hơn thuốc" nên có trong căn bếp (Ảnh: Nấm hương KUMO).

Nấm hương

Các bằng chứng khoa học cho thấy, nấm có đặc tính kháng vi rút tự nhiên giúp cơ thể bạn chống lại bệnh cúm. Nấm thúc đẩy quá trình sản sinh ra cytokine giúp chống lại vi rút cúm. Nấm cũng có chứa polysaccharides - loại hợp chất hỗ trợ hệ miễn dịch, trong đó nấm hương được biến đến là thực phẩm với công dụng chống viêm, tăng cường sức đề kháng được sử dụng phổ biến.

Củ dền

Theo Viện Y học Ứng dụng Việt Nam, củ dền chứa nhiều chất xơ rất tốt cho đường ruột. Chất xơ di chuyển qua đường ruột mà không được hấp thụ, thêm vào phân để hỗ trợ việc tiêu hóa được đều đặn.

Chế độ ăn bình thường của chúng ta đa phần đều chứa nhiều chất gây viêm, đường và rất ít hàm lượng chất dinh dưỡng. Do đó, việc tiêu thụ củ dền là một cách để ngăn ngừa viêm trong cơ thể.

Bông cải

Bông cải xanh chứa hàm lượng vitamin và khoáng chất dồi dào như vitamin A, C, E và giàu hàm lượng chất C. Đây là loại rau tốt nhất cho sức khỏe nên bổ sung vào thực đơn các món ăn của cả gia đình.

Đặc biệt hàm lượng vitamin C có trong loại thực phẩm này chính là "chìa khóa" để bạn có được sức đề kháng tốt nhất.

Rau lá xanh

Rau xanh chứa nhiều vitamin, nhất là vitamin C, E và chất chống oxy hóa hữu hiệu. Súp lơ, rau bó xôi, rau cải giúp tăng cường hệ thống miễn dịch khi bạn bị cúm hoặc các bệnh viêm nhiễm khác.

Bí đỏ chứa nhiều dưỡng chất có ích như vitamin, muối khoáng, sắt và hàm lượng axit hữu cơ. Mặc dù không mang lại lợi ích ngay lập tức, rau xanh hay các loại thực phẩm khác vẫn có đặc tính kháng vi rút giúp ngăn ngừa, phòng chống bệnh tật.

Nghệ

Nghệ được biết đến là gia vị tuyệt vời trong nhiều món ăn. Củ này cũng được sử dụng như một dược phẩm với thành phần lành tính có nhiều tác dụng với làn da.

Trong tinh chất nghệ có chứa một chất chống viêm cực kỳ quý giá được sử dụng trong điều trị viêm xương khớp và viêm khớp dạng thấp gọi là curcumin. Hoạt chất này còn góp phần giúp giảm tổn thương cơ do tập luyện hoặc lao động với cường độ mạnh.

Ớt chuông

Ớt chuông đỏ chứa nhiều vitamin C gấp 2 lần so với họ cam quýt. Ngoài ra ớt chuông đỏ cũng là nguồn cung cấp beta carotene dồi dào. Bên cạnh giúp tăng sức đề kháng, vitamin C còn có tác dụng giữ một làn da khỏe mạnh.

Tỏi

Tỏi là một trong những thực phẩm để phòng cúm. Có thể sử dụng tỏi tươi trong nấu ăn hàng ngày. Hàm lượng tỏi theo khuyến cáo của các chuyên gia là từ 1-3 tép tỏi 1 ngày cho 1 người.

Không nên ăn quá nhiều vì ăn quá nhiều cũng có thể gây độc. Chế biến tỏi nên đập dập hoặc cắt lát tỏi sau đó đợi 10-15 phút rồi hãy chế biến nhằm giữ lại tối đa công dụng của tỏi. Thêm nữa, khi chế biến không nên chế biến ở nhiệt độ quá cao.

Cacao

Trong một nghiên cứu khác của Emma Ramiro và cộng sự thuộc Trường đại học Barcelona, Tây Ban Nha, cũng cho thấy hiệu quả chống viêm của cacao thông qua tác dụng ức chế sản xuất TNFα (yếu tố hoại tử u), Interluekin (IL) 1α và IL-6 biểu hiện qua mARN, qua đó giảm tiết cytokin. Các thành phần trong cacao cũng giảm đáng kể NO (Nito oxit) giải phóng từ các đại thực bào.

Quả mọng

Vitamin C là chất dinh dưỡng tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể bởi dưỡng chất này giúp làm tăng khả năng sản sinh của bạch cầu trong máu. Tuy nhiên, cơ thể con người lại không thể tự sản sinh hoặc tổng hợp vitamin C mà cần phải được cung cấp thông qua các loại thực phẩm để duy trì sức khỏe.

Các loại quả mọng như bưởi, cam, chanh... là những nguồn rất giàu vitamin C. Uống thêm các loại nước ép khác cũng giúp bạn tăng cường sức đề kháng trong mùa dịch.

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm