Đêm “lên đồng” trong Tứ Phủ của đạo diễn Việt Tú

(Dân trí) - Sau bốn năm tìm hiểu và dàn dựng, tối 27/2, đạo diễn Việt Tú đã trình làng vở diễn Tứ Phủ, diễn xướng nghi lễ "lên đồng" trong trong văn hóa đạo Mẫu của Việt Nam trên sân khấu kỳ ảo, lộng lẫy tại rạp Công Nhân, Hà Nội.

Đêm "lên đồng" trong Tứ Phủ của đạo diễn Việt Tú


Sảnh chính rạp Công Nhân (Tràng Tiền, Hà Nội) trong buổi tối diễn ra chương trình Tứ Phủ của đạo diễn Việt Tú. Một ban sơn trang vàng mã lớn của các giá hầu với hình nhân, ngựa giấy, voi giấy được sắp sếp như một tác phẩm sắp đặt, mang lại trải nghiệm ban đầu về không gian tâm linh, dẫn dắt thị giác khán giả trước khi bước vào phần trình diễn chính.

Sảnh chính rạp Công Nhân (Tràng Tiền, Hà Nội) trong buổi tối diễn ra chương trình Tứ Phủ của đạo diễn Việt Tú. Một ban sơn trang vàng mã lớn của các giá hầu với hình nhân, ngựa giấy, voi giấy được sắp sếp như một tác phẩm sắp đặt, mang lại trải nghiệm ban đầu về không gian tâm linh, dẫn dắt thị giác khán giả trước khi bước vào phần trình diễn chính.

Trước sân khấu lộng lẫy của Tứ Phủ, khán giả bắt đầu chuyến du hành vào cõi tâm linh ấn tượng với sự kết hợp giữa những nét đẹp tinh tế nhất của tinh thần Đạo Mẫu, nghi lễ Lên Đồng và hiệu ứng của âm thanh, ánh sáng, hình ảnh trình chiếu.
Trước sân khấu lộng lẫy của Tứ Phủ, khán giả bắt đầu chuyến du hành vào cõi tâm linh ấn tượng với sự kết hợp giữa những nét đẹp tinh tế nhất của tinh thần Đạo Mẫu, nghi lễ Lên Đồng và hiệu ứng của âm thanh, ánh sáng, hình ảnh trình chiếu.
Trình diễn trên sân khấu, ngoài dàn nhạc chầu văn, là thanh đồng cùng hai người hai người hầu dâng. Tứ Phủ được chia làm ba chương, là ba giá hầu: Chầu Đệ Nhị, Ông Hoàng Mười và Cô Bé Thượng Ngàn.
Trình diễn trên sân khấu, ngoài dàn nhạc chầu văn, là thanh đồng cùng hai người hai người hầu dâng. Tứ Phủ được chia làm ba chương, là ba giá hầu: Chầu Đệ Nhị, Ông Hoàng Mười và Cô Bé Thượng Ngàn.
Hai người hầu dâng vốn trước đến nay không gây được sự chú ý, nhưng trên sân khấu Tứ Phủ, họ trở thành điểm nhấn chính với sự lên xuống phối hợp nhịp nhàng cho phần khăn áo của Thanh đồng.
Hai người hầu dâng vốn trước đến nay không gây được sự chú ý, nhưng trên sân khấu Tứ Phủ, họ trở thành điểm nhấn chính với sự lên xuống phối hợp nhịp nhàng cho phần khăn áo của Thanh đồng.
Sân khấu được trang trí nhiều lớp, trong đó lớp cuối là một màn hình lớn để phần diễn ‘sống’ kết hợp nhịp nhàng với nghệ thuật chiếu hiện đại, thể hiện các bối cảnh phù hợp với từng giá đồng khác nhau. Cách tiếp cận dùng tư tưởng hiện đại để làm nổi bật yếu tố truyền thống (traditional avangade) là đặc trưng của đạo diễn Việt Tú, đã được anh thể nghiệm nhiều trong những năm gần đây.
Sân khấu được trang trí nhiều lớp, trong đó lớp cuối là một màn hình lớn để phần diễn ‘sống’ kết hợp nhịp nhàng với nghệ thuật chiếu hiện đại, thể hiện các bối cảnh phù hợp với từng giá đồng khác nhau. Cách tiếp cận dùng tư tưởng hiện đại để làm nổi bật yếu tố truyền thống (traditional avangade) là đặc trưng của đạo diễn Việt Tú, đã được anh thể nghiệm nhiều trong những năm gần đây.


Phần trình diễn ‘nhập đồng’ của Thanh đồng với phục trang cầu kỳ, đẹp mắt. Hồi tháng 11/2015, nhà thiết kế nổi tiếng thế giới Kenzo khi xem Tứ Phủ đã dành lời khen ngợi đặc biệt cho phần trang phục của Thanh đồng.

Phần trình diễn ‘nhập đồng’ của Thanh đồng với phục trang cầu kỳ, đẹp mắt. Hồi tháng 11/2015, nhà thiết kế nổi tiếng thế giới Kenzo khi xem Tứ Phủ đã dành lời khen ngợi đặc biệt cho phần trang phục của Thanh đồng.

Đúng theo tinh thần nghi lễ Lên Đồng trong văn hoá Đạo Mẫu của Việt Nam, Thanh Đồng trình diễn thăn hoa, biến ảo trong các động tác, biểu cảm.
Đúng theo tinh thần nghi lễ Lên Đồng trong văn hoá Đạo Mẫu của Việt Nam, Thanh Đồng trình diễn thăn hoa, biến ảo trong các động tác, biểu cảm.
Màn xuất hiện ấn tượng với hiệu ứng ánh sáng đặc sắc. Không gian bên trong rạp hát phảng phất mùi trầm giúp khán giả trải nghiệm gần hơn với văn hóa tâm linh của đạo Mẫu.
Màn xuất hiện ấn tượng với hiệu ứng ánh sáng đặc sắc. Không gian bên trong rạp hát phảng phất mùi trầm giúp khán giả trải nghiệm gần hơn với văn hóa tâm linh của đạo Mẫu.
Để có được chương trình, đạo diễn Việt Tú đã dành ba năm tìm hiểu và một năm lên ý tưởng dàn dựng. Anh chia sẻ kỳ vọng tạo dựng được nghi lễ Hầu Đồng gốc của người Việt, trả lại nguyên bản cái hay cái đẹp, sự trong sáng, tôn vinh sự lộng lẫy, tinh tế của nghệ thuật trong Đạo Mẫu để giới thiệu với bạn bè, quốc tế mỗi lần ghé thăm Hà Nội.
Để có được chương trình, đạo diễn Việt Tú đã dành ba năm tìm hiểu và một năm lên ý tưởng dàn dựng. Anh chia sẻ kỳ vọng tạo dựng được nghi lễ Hầu Đồng gốc của người Việt, trả lại nguyên bản cái hay cái đẹp, sự trong sáng, tôn vinh sự lộng lẫy, tinh tế của nghệ thuật trong Đạo Mẫu để giới thiệu với bạn bè, quốc tế mỗi lần ghé thăm Hà Nội.

Đạị diện UNESCO tại Việt Nam, Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam cùng các đại sứ chúc mừng đạo diễn Việt Tú sau dự thành công của Tứ Phủ. Vở diễn còn được tiếp sức bởi thông tin tháng 3/2015, được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ, Việt Nam đã gửi hồ sơ “Tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt” tới tổ chức UNESCO đệ trình là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Hồ sơ sẽ được UNESCO xem xét đánh giá vào tháng 12/2016.

Đạị diện UNESCO tại Việt Nam, Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam cùng các đại sứ chúc mừng đạo diễn Việt Tú sau dự thành công của Tứ Phủ. Vở diễn còn được tiếp sức bởi thông tin tháng 3/2015, được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ, Việt Nam đã gửi hồ sơ “Tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt” tới tổ chức UNESCO đệ trình là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Hồ sơ sẽ được UNESCO xem xét đánh giá vào tháng 12/2016.

Nguyễn Hằng - Quý Đoàn