Danh họa Michelangelo khởi nghiệp từ việc... đạo tranh?

(Dân trí) - Nếu như hành động sao chép các tác phẩm nghệ thuật để bán bị coi là hành động bị lên án thì ở thời Phục Hưng việc này lại được các chuyên gia ủng hộ.

Danh họa Michelangelo cũng từng khởi nghiệp từ việc sao chép tranh.

Ngay từ khi còn trẻ, họa sĩ tài hoa nước Ý Michelangelo đã có một khối tài sản lớn vượt xa số tiền thu được từ những bức tranh của ông. Ở thời Phục Hưng, các món đồ cổ thường có giá gấp 10 lần các tác phẩm nghệ thuật đương đại, do vậy làm giả được coi là một công việc mang lại nhiều lợi nhuận.
 
Danh họa Michelangelo khởi nghiệp từ việc... đạo tranh?
Bức chân dung được cho là bị làm nhái thời Phục Hưng của Daniele da Volterra. Việc đạo nhái đã mang lại lợi nhuận khổng lồ cho các nghệ sĩ thời Phục Hưng trong đó có Michelangelo.

Khi đó, làm nhái không bị coi là hành động phạm pháp, ngược lại nó cho thấy trình độ nghệ thuật của một nghệ sĩ. Đây cũng là cách giúp các nghệ sĩ trẻ luyện tập tay nghề cho mình. Michelangelo xây dựng sự nghiệp của mình trên các tác phẩm nhái, dù ông không chỉ đơn giản là sao chép chúng. Ông thường mượn các bức tranh để chép lại, sau đó giữ tranh gốc và mang những bản sao tới trả cho người chủ của chúng. Khi ông sao chép bức tranh Thánh Anthony của Martin Schongauer, không ai có thể nhận ra sự khác biệt giữa hai tác phẩm. Michelangelo cũng rất tài tình khi sử dụng khói để làm bức tranh trông cũ kỹ như bản gốc.
 
Danh họa Michelangelo khởi nghiệp từ việc... đạo tranh?
 
Sử gia nghệ thuật Lynn Catterson  lập luận rằng bức tượng Trojan Prince Laocoön và con trai này thực chất là một tác phẩm đạo của Micheleangelo.
 
Danh họa Michelangelo khởi nghiệp từ việc... đạo tranh?

Nhà sử học nghệ thuật Thierry Lenain nói Michelangelo đã sao chép tranh Thánh Antonius của Martin Schongauer và dùng khói để làm nó trông cũ kỹ giống bản gốc.

Năm 1496, khi mới 21 tuổi, Michelangelo đã sao chép bức tượng điêu khắc thần Eros. Sau đó ông chôn tượng xuống đất để tạo nên những vết xước và ố màu. Qua một nhà môi giới, Michelangelo bán bản sao này với giá rất cao cho Cardinal Raffaele Riario, một nhà sưu tập đồ cổ. Sau này, khi Riario phát hiện ra bức tượng của mình là đồ giả, ông đã đem trả lại cho nhà môi giới. Lúc đó Michelangelo đã trở thành một nghệ sĩ nổi tiếng và bức tượng giả nhanh chóng được bán cho một người khác.
 
Danh họa Michelangelo khởi nghiệp từ việc... đạo tranh?
Bức tượng đồng thần Eros đang ngủ có từ khoảng thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên, hiện đang được lưu giữ tại bảo tàng nghệ thuật Metropolitan, New York. Michelangelo từng điêu khắc một bản sao của tác phẩm này bằng đá cẩm thạch vào năm 1496, tuy nhiên nó đã bị thất lạc.

Ở thời Phục Hưng, các chuyên gia thường rất ấn tượng với những nghệ sĩ  có thể lừa được họ. Việc bị lừa bán bức tượng giả không hề làm Riario tức giận. Ông đã trở thành người bảo hộ đầu tiên của Michelangelo ở Rome.

Tuy nhiên thái độ của công chúng đối với việc đạo tác phẩm bắt đầu thay đổi vào cuối thế kỷ 19, khi hành động này  bị coi là lừa đảo vô liên sỉ. Trong thời hiện đại, có nhiều người làm giả vốn xuất thân là các nghệ sĩ không thành công và các tác phẩm của họ hay bị coi thường. Với họ, tiền chỉ là một lý do phụ, lý do chính là để trả thù những người không coi trọng tác phẩm của họ. Ngày nay, do chi phí quá cao khiến việc giám định tác phẩm không thực sự phổ biến. Chính vì thế, có rất nhiều tác phẩm nhái vẫn đang xuất hiện trên thị trường và đánh lừa những nhà sưu tập.

Phan Hạnh

Theo Knowledgenut