Đặc sắc triển lãm bảo tàng búp bê Nhật tại Hà Nội

(Dân trí) - Nằm trong khuôn khổ chương trình kỉ niệm 40 năm hữu nghị Việt – Nhật, tại Trung tâm giao lưu văn hóa Nhật Bản và Bảo tàng phụ nữ Việt Nam (Hà Nội) trưng bày hơn 250 búp bê truyền thống Nhật Bản cùng nhiều hoạt động khác.

Búp bê Nhật Bản được cho là sản phẩm tiếp nối của Dogu - một dạng hình nhân, từ thời văn hóa Jomon cổ xưa ở Nhật Bản (800-200 trước Công nguyên) và lễ tang ma Haniwa của giai đoạn văn hóa Kofun (300-600 sau Công nguyên). Nhưng chỉ đến thế kỉ 17 – 18, thời Edo thì búp bê mới phát triển cực thịnh ở Nhật Bản.

Người dân Nhật Bản coi búp bê là một phần không thể thiếu trong đời sống. Búp bê truyền thống Nhật Bản là sự phản ánh tập tục văn hóa, nguyện vọng của người dân cũng như quan niệm tín ngưỡng riêng biệt đã được phát triển qua nhiều thế kỷ dưới các loại hình khác nhau. Búp bê Nhật Bản được phân chia thành nhiều nhóm khác nhau tùy theo kỹ năng và vật liệu được sử dụng để làm ra chúng, cũng như chủ đề và hình dạng của các con búp bê.

Đặc sắc triển lãm bảo tàng búp bê Nhật tại Hà Nội

Khác với các quốc gia khác, búp bê truyền thống Nhật Bản dành cho tất cả mọi tầng lớp và lứa tuổi. Mỗi con búp bê là một tác phẩm nghệ thuật thật sự với những công đoạn thực hiện hết sức công phu và tỉ mỉ. Để hoàn thiện một con búp bê bằng tay cần đến hơn 20 người thợ, xưởng sản xuất tham gia vào, mỗi người/ xưởng sản xuất chỉ phụ trách một bộ phận của búp bê mà thôi. Giá cao nhất của một con búp bê trên thị trường Nhật Bản có thể lên tới 20.000 đô la Mỹ.

Hơn 40 búp bê được trưng bày tại Trung tâm Giao lưu Văn hóa Nhật Bản đều là những búp bê được thực hiện hết sức tinh xảo bằng tay, điều dễ nhận thấy nhất chính là qua chất liệu, trang phục và đôi mắt bằng thủy tinh của những con búp bê này. Mỗi con búp bê ở đây đều đại diện cho một giai tầng trong xã hội Nhật Bản, trong đó, kimono của búp bê đại diện cho vua chúa gồm tới 27 lớp với những tấm vải tốt nhất, màu sắc hoa văn đẹp nhất.

Cũng có thể dễ dàng quan sát thấy những con búp bê mang mặt nạ của kịch Noh và kịch Kabuki, hoặc những búp bê trẻ em rất đáng yêu, ngộ nghĩnh. Ngoài búp bê bọc vải gỗ còn có những con búp bê được làm bằng đất sét với những đường nét và màu sắc tinh tế được vẽ lên, hay những con búp bê gỗ Kokeshi ( búp bê hiện đại).

Đặc sắc triển lãm bảo tàng búp bê Nhật tại Hà Nội

Tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam, hơn 200 búp bê nhỏ hơn được trưng bày, chủ yếu là búp bê Edo-Kimekomi và một vài loại khác được sử dụng trong Lễ hội bé gái Hina Matsuri, cũng có cả những búp bê đại diện cho tầng lớp samurai – võ sĩ đạo. Tại đây, ngoài búp bê còn có trưng bày cả kimono và một số đồ chơi truyền thống khác bằng gỗ của Nhật Bản. Khách đến tham dự triển lãm cũng có được cơ hội mặc thử Kimono và Yukata, đi guốc gỗ, cùng tham gia trò chơi dân gian Nhật Bản và được hướng dẫn gấp giấy origami. 

Cũng có thể dễ dàng nhận thấy sự khác nhau giữa búp bê được trưng bày tại Bảo tàng Phụ Nữ Việt Nam và tại Trung tâm Giao lưu Văn hóa Nhật Bản, đó chính là đẳng cấp (giá thành) cũng như chất lượng của búp bê được trưng bày tại hai nơi, giúp người quan tâm đến búp bê Nhật Bản có được cái nhìn khái quát hơn và phân biệt rõ hơn về những loại búp bê này.

Triển lãm kéo dài đến 31/3.

Bài và ảnh: Bình Yên
Bài và ảnh: Bình Yên
Bài và ảnh: Bình Yên
Bài và ảnh: Bình Yên
Bài và ảnh: Bình Yên
Bài và ảnh: Bình Yên
Bài và ảnh: Bình Yên
Bài và ảnh: Bình Yên
Bài và ảnh: Bình Yên
Bài và ảnh: Bình Yên
Bài và ảnh: Bình Yên
Bài và ảnh: Bình Yên
Bài và ảnh: Bình Yên
Bài và ảnh: Bình Yên
Bài và ảnh: Bình Yên
Bài và ảnh: Bình Yên
Bài và ảnh: Bình Yên
Bài và ảnh: Bình Yên

 
Bài và ảnh: Bình Yên