Chuyện về tình yêu cuộc sống bất diệt của “cậu bé bong bóng”

(Dân trí) - David Vetter là một cậu bé nổi tiếng trong y học, thường được gọi bằng biệt danh “cậu bé bong bóng”. Đã 30 năm kể từ khi David qua đời, câu chuyện về em vẫn tiếp tục được kể như một minh chứng cho tình yêu cuộc sống bất diệt.

David Vetter (1971-1984) ngay từ lúc mới sinh ra đã bị mắc chứng mất khả năng miễn dịch, mất khả năng chống nhiễm trùng. Cuộc đời ngắn ngủi 12 năm của cậu bé David là một cuộc chiến đấu vật lộn để giành sự sống trong từng giây phút.

Gần suốt cả cuộc đời, David sống trong những chiếc “bong bóng” làm từ nhựa plastic, được vô trùng, để đảm bảo em không bị nhiễm khuẩn, nhiễm bệnh.

Chuyện về tình yêu cuộc sống bất diệt của “cậu bé bong bóng”

David Vetter năm 5 tuổi. Cậu bé qua đời năm 12 tuổi. Hầu hết cuộc đời, David sống trong những chiếc túi “bong bóng” vô trùng để đảm bảo em không bị nhiễm khuẩn, nhiễm trùng.

Giờ đây, đã 30 năm sau khi David qua đời, câu chuyện về em - “cậu bé bong bóng” - vẫn còn tiếp tục được kể lại như một minh chứng cho tình yêu cuộc sống và cách nhìn lạc quan về cuộc đời ngay cả trong những tình huống bi đát nhất.

Hầu hết cuộc đời, David sống trong những chiếc “bong bóng”, đôi khi em được rời khỏi “hành tinh của riêng mình”, mặc một bộ đồ đặc biệt do NASA thiết kế và có thể đi lại, di chuyển trên phạm vi rộng.

Chuyện về tình yêu cuộc sống bất diệt của “cậu bé bong bóng”

David năm 11 tuổi. Em bị mắc một căn bệnh khiến hệ thống miễn dịch mất đi khả năng chống đỡ đối với các loại bệnh tật, vi khuẩn.

Sự sống của David ngay từ lúc mới sinh ra đã quá mong manh và sức khỏe của em bắt đầu suy sụp năm 12 tuổi sau một ca phẫu thuật ghép tủy không thành.

Từ trường hợp của David, các bác sĩ đã có thêm nhiều kinh nghiệm trong việc điều trị cho những trẻ gặp hội chứng suy giảm hoặc mất khả năng miễn dịch. 3 thập kỷ sau khi David qua đời, những trẻ em sinh ra mắc chứng rối loạn miễn dịch giờ đây đã có thể sống cuộc sống bình thường.

Bác sĩ William Shearer, người điều trị cho David trong những ngày tháng cuối đời mới đây đã trả lời phỏng vấn của báo chí: “Những kiến thức mà chúng tôi thu được khi đó có ý nghĩa khổng lồ. David là ca bệnh đầu tiên được khoa học quan tâm nghiên cứu sâu kỹ đến vậy”.

Những nghiên cứu đối với tình trạng sức khỏe của David khi đó còn đem lại tác dụng cho những nghiên cứu về các căn bệnh nan y khác của y học.

Chuyện về tình yêu cuộc sống bất diệt của “cậu bé bong bóng”

David năm 6 tuổi đôi khi được đi ra khỏi “hành tinh bong bóng” với bộ đồ được thiết kế đặc biệt bởi NASA. “Cậu bé bong bóng” từng là nhân vật thu hút sự quan tâm của cả nước Mỹ hồi thập niên 1970-1980.

David ôm mẹ trong bộ đồ vô trùng năm lên 6 tuổi.

David ôm mẹ trong bộ đồ vô trùng năm lên 6 tuổi.

Đối với những bác sĩ từng tiếp xúc và điều trị cho David, cậu đã để lại trong họ nhiều ấn tượng sâu đậm. Họ vẫn nhớ rất rõ tinh thần vui vẻ, lạc quan ở cậu bé từ lúc sinh ra đã luôn phải chiến đấu với bệnh tật. Câu chuyện về cuộc đời David vì vậy luôn là một trong những câu chuyện đặc biệt nhất, xúc động nhất về tình yêu cuộc sống ở một bệnh nhân mắc bệnh nan y.

Bác sĩ Shearer chia sẻ: “Điều thực sự đáng kinh ngạc và gây xúc động trước câu chuyện về cuộc đời cậu bé David Vetter, chính là cách mà cậu bé đối mặt với những gì mình đang phải trải qua. Cậu luôn sẵn sàng để tiếp tục thử nghiệm những phương pháp điều trị mới một cách không mệt mỏi”.

Bác sĩ Shearer cho rằng việc được quen biết và làm việc với David là “một trong những đặc ân lớn nhất cuộc đời”.

Hãy thử hình dung một cậu bé hiếu động phải giới hạn cuộc sống của mình trong chiếc bong bóng, các bác sĩ khi đó đều rất ái ngại cho đời sống tinh thần của David, sợ rằng em sẽ buồn bã khi cảm thấy cuộc sống của mình giống như tù ngục. Nhưng David, cậu bé đến từ bang Texas, đã sống hạnh phúc suốt 12 năm trong chiếc “bong bóng” của mình.

Cuộc sống của “cậu bé bong bóng” cho tới giờ vẫn luôn là câu chuyện truyền cảm hứng, gây xúc động lòng người:

“Cậu bé bong bóng” David Vetter (1971-1984).

“Cậu bé bong bóng” David Vetter (1971-1984).

“Cậu bé bong bóng” David Vetter (1971-1984).

David sinh ngày 21/9/1971 tại Bệnh viện Nhi ở thành phố Houston, bang Texas, Mỹ. Sau 20 giây đầu đời tiếp xúc với không khí tự nhiên, cậu bé được đưa vào trong “bong bóng” cách ly.

Người anh trai của David đã qua đời trước khi cậu sinh ra vì cùng một chứng bệnh.

Người anh trai của David đã qua đời trước khi cậu sinh ra vì cùng một chứng bệnh.

Người anh trai của David đã qua đời trước khi cậu sinh ra vì cùng một chứng bệnh.

David đã trải qua tuổi thơ trong những chiếc “bong bóng” như thế này. Cậu chuyển từ chiếc này sang chiếc khác khi lớn dần.

Người anh trai của David đã qua đời trước khi cậu sinh ra vì cùng một chứng bệnh.

Thời đó, có khá nhiều tranh cãi về việc có hợp đạo đức không khi nuôi lớn một đứa trẻ theo cách này. Cuối cùng, dựa trên những phản ứng tích cực, lạc quan của David, đội ngũ 30 bác sĩ, y tá chăm sóc em đã khẳng định rằng: Điều đó hoàn toàn hợp đạo đức.

Người anh trai của David đã qua đời trước khi cậu sinh ra vì cùng một chứng bệnh.

Khi David lên 6, cậu được bước những bước dài rộng đầu tiên, được vui chơi bên ngoài chiếc “bong bóng” cách ly, nhờ có bộ phục trang đặc biệt của NASA.

Người anh trai của David đã qua đời trước khi cậu sinh ra vì cùng một chứng bệnh.

Mỗi khi David mặc bộ đồ đặc biệt này, em phải thực hiện 24 bước để ra khỏi “bong bóng” tiệt trùng, vào một khu vực trung gian cách ly, tại đây, em thực hiện 28 bước khác để mặc bộ đồ đặc biệt lên người.

Người anh trai của David đã qua đời trước khi cậu sinh ra vì cùng một chứng bệnh.

Dù quá trình để David bước ra khỏi “bong bóng” tiệt trùng rất phức tạp nhưng đối với David và mẹ em, đó là việc rất đáng làm bởi em có thể được mẹ ôm trong vòng tay lần đầu tiên trong đời. Đó là vào ngày 29/7/1977, khi David lên 6.

David gặp các bác sĩ điều trị định kỳ mỗi ngày.

David gặp các bác sĩ điều trị định kỳ mỗi ngày.

David gặp các bác sĩ điều trị định kỳ mỗi ngày.

David học tập ngay trong chiếc “bong bóng” này. Sự phát triển của David so với những trẻ em bằng tuổi khác không có nhiều sự khác biệt, ngoại trừ tình trạng sức khỏe và môi trường sống của em.

David năm lên 8.

David năm lên 8.

David năm lên 8.

Cậu bé hoàn toàn biết rõ về tình trạng sức khỏe của mình và các bác sĩ cũng khá trung thực khi cho cậu bé biết về phương hướng điều trị.

David năm lên 8.

Ở tuổi 11, cậu bé bắt đầu có nhiều hiểu biết và những suy nghĩ sâu sắc hơn. Có những khi cậu đòi được ngắm sao. Nhân dịp sinh nhật 11 tuổi, gia đình và bệnh viện đã giúp cậu hoàn thành mong muốn, được ngồi 20 phút ngoài trời để ngắm sao.

David năm lên 8.

David trong những ngày tháng cuối đời, khi em đang chuẩn bị cho một cuộc ghép tủy có vai trò quyết định thay đổi cuộc đời. Bác sĩ điều trị đã đến nói chuyện và giải đáp những thắc mắc của cậu bé.

David năm lên 8.

4 tháng sau khi được ghép tủy nhưng không thành công, David đã qua đời. Đó cũng là lần đầu tiên và duy nhất người mẹ của em được chạm vào con mình mà không bị ngăn cách bởi một lớp “bong bóng” tiệt trùng.

 
Bích Ngọc
Theo NY Daily News