Chuyện một ông vua lái xe taxi gây sốt

(Dân trí) - Một người đàn ông Mỹ gốc Ghana mới đây đã được báo chí Mỹ “phát hiện”. Cuộc đời của người đàn ông này được ví như phiên bản có thật của nhân vật chính trong bộ phim Hollywood - “Coming to America” (1988).

Người đàn ông này hiện đang sinh sống tại thành phố New York (Mỹ). Công việc hàng ngày của ông là điều hành công ty taxi, tuy vậy, khi trở về quê hương Ghana, ông được coi như một tiểu vương quyền uy thế lực, đứng đầu một bộ lạc lớn tại Ghana.

Ông là Isaac Osei. Ông Osei và vợ - bà Elizabeth - hiện đang sở hữu một công ty taxi ở quận Manhattan, thành phố New York, tuy vậy, ông Osei vẫn thường xuyên đi về giữa Mỹ và Ghana để có thể hoàn tất những nhiệm vụ của người đứng đầu bộ lạc.

Chuyện một ông vua lái xe taxi gây sốt

Ông Isaac Osei đã chuyển tới Mỹ định cư từ năm 1977 và bắt đầu gây dựng hãng taxi riêng từ năm 1982.

Chuyện một ông vua lái xe taxi gây sốt

Năm 2006, sau khi anh trai của ông Osei qua đời, vị trí tiểu vương đứng đầu bộ lạc đã được truyền lại cho ông.

Vợ chồng ông Osei hiện đang đứng đầu hãng taxi Napasei.

Vợ chồng ông Osei hiện đang đứng đầu hãng taxi Napasei.

Vợ chồng ông Osei hiện đang đứng đầu hãng taxi Napasei.

Ông Isaac và vợ hiện đang quản lý một công ty taxi ở Manhattan, nhưng ông vẫn thường xuyên đi về giữa Mỹ và Ghana để có thể hoàn tất những trách nhiệm của người đứng đầu bộ lạc.

Ông Osei và vợ vẫn mặc trang phục truyền thống của người Ghana kể cả khi ở Mỹ.

Ông Osei và vợ vẫn mặc trang phục truyền thống của người Ghana kể cả khi ở Mỹ.

Là người đứng đầu bộ tộc Akwamu ở Ghana, ông Osei có quyền cai quản 5 thị trấn. Ông cũng đồng thời là người đứng ra dàn xếp những vụ tranh chấp, bất đồng xảy ra trong bộ tộc. Ông đóng vai trò như một vị quan tòa xét xử những vụ phân chia tài sản, kiện tụng…

Đó là cuộc sống ở Ghana, còn khi trở về Mỹ, ông trở lại với cuộc sống ít quyền lực hơn. Ông Osei chia sẻ: “Tôi thích sống ở Ghana hơn, người dân ở bộ lạc tôi thường tới để tìm tôi, nhờ tôi đưa ra những lời chỉ dẫn, phán xét, trong mắt họ hiện lên một sự kính trọng lớn lao. Khi tôi sống ở New York, mọi việc rất khác”.

Ông Osei và vợ vẫn mặc trang phục truyền thống của người Ghana kể cả khi ở Mỹ.

Khi ở Ghana, ông Osei là người đứng đầu cai quản 5 thị trấn và đóng vai trò như một vị quan tòa đối với những người trong bộ tộc.

Ông Osei và vợ vẫn mặc trang phục truyền thống của người Ghana kể cả khi ở Mỹ.

Ông Osei nói rằng ông thích sống ở Ghana hơn bởi ở đây, người ta thường tìm tới ông với một lòng kính trọng lớn lao.

Ông Osei và vợ vẫn mặc trang phục truyền thống của người Ghana kể cả khi ở Mỹ.

Ở Ghana, ông Osei đóng vai trò như một vị quan tòa có quyền định đoạt, phán xét những việc lớn nhỏ trong bộ tộc.

Cuộc sống của ông Osei được ví như nhân vật giả tưởng Hoàng tử Akeem trong bộ phim hài “Coming to America” (1988). Trong phim, nam diễn viên Eddie Murphy vào vai một hoàng tử Châu Phi đến từ đất nước giả tưởng Zamunda. Hoàng tử Akeem tới Mỹ với hy vọng sẽ tìm được vị hôn thê trong mộng.

Ông Osei và vợ vẫn mặc trang phục truyền thống của người Ghana kể cả khi ở Mỹ.


Ở Mỹ, tuy cuộc sống của vợ chồng ông Osei không khó khăn gì nhưng cả hai người đều mong muốn được sống ở Ghana nhiều hơn. Tại Ghana, cuộc sống của họ “dễ thở” hơn nhiều. Họ không cần phải vật lộn kiếm tiền hay đau đầu suy tính, mọi người đều kính trọng họ. Họ lại có dinh thự riêng và những người tùy tùng hết lòng phục vụ…

Khi trở về Ghana, ông Osei và vợ có cả một dinh thự riêng.

Khi trở về Ghana, ông Osei và vợ có cả một dinh thự riêng.

Khi trở về Ghana, ông Osei và vợ có cả một dinh thự riêng.

Cũng giống như nhân vật Hoàng tử Akeem trong phim “Coming to America”, ông Osei đã tìm được người phụ nữ của đời mình ở Mỹ - bà Elizabeth.

Ông Osei trong một nghi lễ truyền thống ở Ghana.

Ông Osei trong một nghi lễ truyền thống ở Ghana.

Hình ảnh ông Osei ở Ghana.

Hình ảnh ông Osei ở Ghana.

Vợ chồng ông Osei trong ngày Quốc khánh Ghana hồi năm 2011.

Vợ chồng ông Osei trong ngày Quốc khánh Ghana hồi năm 2011.

Ông Osei trong một buổi “thiết triều” tại quê hương Ghana.

Ông Osei trong một buổi “thiết triều” tại quê hương Ghana.

Bích Ngọc
Theo DM