Ninh Bình

Chùa trưng biển cấm, khách vẫn sờ tượng, “ép” Phật nhận tiền

(Dân trí) - Mặc dù nhà chùa cùng ban quản lý đã trưng biển cấm “không sờ tay vào tượng” nhưng du khách đi lễ chùa Bái Đính (Ninh Bình) vẫn vô tư sờ tay vào tượng Phật. Nhiều người còn ngang nhiên “ép” Phật nhận tiền, ném tiền lẻ rơi vãi khắp nơi trong chùa.

Sau ngày khai hội (Mùng 6 tháng Giêng), mỗi ngày chùa Bái Đính đón hàng nghìn lượt du khách đến tham quan và đi lễ chùa. Lễ hội chính chùa Bái Đính sẽ diễn ra từ nay đến hết tháng 3 âm lịch.
Sau ngày khai hội (Mùng 6 tháng Giêng), mỗi ngày chùa Bái Đính đón hàng nghìn lượt du khách đến tham quan và đi lễ chùa. Lễ hội chính chùa Bái Đính sẽ diễn ra từ nay đến hết tháng 3 âm lịch.
Du khách, phật tử từ khắp mọi miền tổ quốc và nước ngoài đổ về ngôi chùa lớn nhất Việt Nam này để chiêm ngưỡng nhiều kỷ lục Châu Á và Việt Nam. Trong ảnh du khách đang tham quan Hành lang La hán với nhiều kỷ lục tại chùa Bái Đính.
Du khách, phật tử từ khắp mọi miền tổ quốc và nước ngoài đổ về ngôi chùa lớn nhất Việt Nam này để chiêm ngưỡng nhiều kỷ lục Châu Á và Việt Nam. Trong ảnh du khách đang tham quan Hành lang La hán với nhiều kỷ lục tại chùa Bái Đính.
Chùa trưng biển cấm, khách vẫn sờ tượng, “ép” Phật nhận tiền - 3

Trước thực trạng du khách đến tham quan khi đi qua đã dùng tay sờ mòn, làm đen hàng trăm tượng phật La hán. Nhà chùa cùng ban quản lý khu di tích đã phải trưng biển cấm để du khách không sờ tay vào tượng và đồ thờ. Việc sờ tay vào tượng Phật theo nhiều người là để cầu may mắn, nhưng điều này lại trái với giáo lý Phật giáo.

Trước thực trạng du khách đến tham quan khi đi qua đã dùng tay sờ mòn, làm đen hàng trăm tượng phật La hán. Nhà chùa cùng ban quản lý khu di tích đã phải trưng "biển cấm" để du khách không sờ tay vào tượng và đồ thờ. Việc sờ tay vào tượng Phật theo nhiều người là để cầu may mắn, nhưng điều này lại trái với giáo lý Phật giáo.


Mặc cho nhà chùa cùng ban quản lý đã trưng biển cấm sờ tượng, mỗi ngày vẫn có hàng nghìn lượt người khi đi lễ chùa, tham quan qua đây vẫn vô tư dùng tay sờ vào tượng Phật.

Mặc cho nhà chùa cùng ban quản lý đã trưng biển "cấm sờ tượng", mỗi ngày vẫn có hàng nghìn lượt người khi đi lễ chùa, tham quan qua đây vẫn vô tư dùng tay sờ vào tượng Phật.

Chùa trưng biển cấm, khách vẫn sờ tượng, “ép” Phật nhận tiền - 6
Không chỉ bị sờ mòn, đen kịt, các tượng La hán còn bị du khách ép nhận tiền lẻ vào tay chân.
Không chỉ bị sờ mòn, đen kịt, các tượng La hán còn bị du khách "ép" nhận tiền lẻ vào tay chân.
Đồ dùng của Phật La hán cũng là nơi lý tưởng để du khách nghĩ ra nhét tiền lẻ vào bên trong, ép Phật phải nhận tiền để cầu may khi đi lễ chùa.
Đồ dùng của Phật La hán cũng là nơi lý tưởng để du khách nghĩ ra nhét tiền lẻ vào bên trong, "ép" Phật phải nhận tiền để cầu may khi đi lễ chùa.
Tại Đại hồng chung du khách ném tiền lẻ phủ khắp mặt trống đồng. Mặc cho lực lượng bảo vệ đã nhắc nhở nhưng nhiều người vẫn cứ vô tư ném tiền lẻ vào khi đến đây tham quan
Tại "Đại hồng chung" du khách ném tiền lẻ phủ khắp mặt trống đồng. Mặc cho lực lượng bảo vệ đã nhắc nhở nhưng nhiều người vẫn cứ vô tư ném tiền lẻ vào khi đến đây tham quan
Những đồng tiền lẻ nằm rải rác xung quanh Đại hồng chung do du khách ném vào tại chùa Bái Đính tạo nên sự phản cảm, mất mỹ quan trong văn hóa đi lễ chùa của người Việt
Những đồng tiền lẻ nằm rải rác xung quanh "Đại hồng chung" do du khách ném vào tại chùa Bái Đính tạo nên sự phản cảm, mất mỹ quan trong văn hóa đi lễ chùa của người Việt
Mặc dù có hòm công đức nhưng du khách vẫn bỏ tiền bên ngoài, vương vãi khắp nơi.
Mặc dù có hòm công đức nhưng du khách vẫn bỏ tiền bên ngoài, vương vãi khắp nơi.
Một cụ rùa bằng gỗ trong chùa Bái Đính cũng bị nhét đầy tiền lẻ vào mồm và nhiều nơi trên cơ thể
Một cụ rùa bằng gỗ trong chùa Bái Đính cũng bị nhét đầy tiền lẻ vào mồm và nhiều nơi trên cơ thể
Dây chuông trong chùa cũng phủ kín tiền lẻ
Dây chuông trong chùa cũng phủ kín tiền lẻ

Tiền lẻ được nhét không còn một chỗ trống.
Tiền lẻ được nhét không còn một chỗ trống.

Thái Bá