Chiêu trò “câu khách” đầu tiên của điện ảnh

(Dân trí) - Thuở ban đầu, các bộ phim đều âm thầm ra rạp như nhau, nhưng có một nhà sản xuất nhận ra rằng nếu mình không có “chiêu trò hơn người” thì phim của mình sẽ chẳng bao giờ chiến thắng ngoài phòng vé. Vậy là chiêu thức PR đầu tiên của điện ảnh ra đời…

Năm 1914, người sáng lập hãng phim Keystone Pictures (Mỹ) - ông Mack Sennett - đã cố gắng tìm ra một cách để thu hút sự quan tâm của báo chí và công chúng, khiến họ cảm thấy phấn khích hơn trước những dự án điện ảnh của hãng. Lúc đó, thị trường phim hài câm đã có mức độ cạnh tranh lớn, nhưng cách ra mắt phim thì hãng nào cũng như hãng nào.

Khi đọc báo, ông Mack nhận thấy rằng trang bìa của các tờ báo thường có hình minh họa rất bắt mắt, đó phải là một hình ảnh có tính chất gợi mở cho câu chuyện lớn mà số báo đó đề cập. Đặc biệt, có lần ông bắt gặp ảnh bìa của một tờ báo khắc họa hình ảnh một cô gái đang đứng bên hiện trường một vụ va chạm xe hơi.

Sau khi vào đọc nội dung bài báo mà bức ảnh bìa đề cập, ông Mack nhận thấy nội dung không có gì đặc biệt, không xứng đáng để được ở vị trí cao như vậy, nhưng chính vì hình ảnh bìa khắc họa cô gái xinh đẹp mặc váy ngắn trên đầu gối đứng cạnh vụ va chạm xe hơi mà nhiều người giống như ông đã bị thu hút ngoài sạp báo và cầm tờ báo này lên để mua.

Mack nhận ra rằng chính vẻ đẹp của người phụ nữ trong bức ảnh bìa mới là yếu tố thu hút sự quan tâm, kể từ đó, ông bắt đầu thực hiện những bức ảnh chụp các ngôi sao phim câm được vây quanh bởi những cô gái xinh xắn, diện những chiếc váy ngắn khoe ra được đôi chân đẹp của họ.

Chiêu trò “câu khách” đầu tiên của điện ảnh - 1

Ý tưởng này của Mack đã rất thành công, khiến công chúng ngay lập bị thu hút bởi các chiến dịch quảng cáo phim của hãng, nhờ đó doanh thu các bộ phim tăng cao. Thời này, phụ nữ vẫn còn rất kín đáo, không nhiều người dám mặc váy ngắn khoe chân, thậm chí, khi mặc đồ bơi ra biển, họ cũng phải mặc những bộ liền thân, dày dặn và… kín đáo.

Ý tưởng của Mack đã khiến những người cộng tác với ông lo ngại rằng hãng phim sẽ bị chỉ trích, tẩy chay, nhưng ông Mack Sennett vẫn “khăng khăng” thành lập một nhóm có tên gọi “Bathing Beauties” (Những người đẹp áo tắm) gồm toàn các cô gái trẻ trung, xinh đẹp, diện trang phục đồ bơi bắt mắt, gợi cảm để xuất hiện trong các bức hình quảng cáo phim.

Thời này thời trang của phụ nữ vẫn còn quá kín đáo “bảo thủ” đến mức nhiều người hẳn sẽ phải “trố mắt” kinh ngạc khi được xem lại những bức ảnh chụp phụ nữ mặc đồ bơi “dài rộng” như quần áo lửng mặc nhà đi ra… biển.

Sự xuất hiện của đội “Những người đẹp áo tắm” hóa ra rất được công chúng thích thú và là một trong những tín hiệu tiên phong cho sự thay đổi của thời trang thập niên 1920, khi phụ nữ bắt đầu ăn vận cởi mở hơn và ưa chuộng thân hình nhỏ nhắn, thon thả, thay vì đầy đặn, tròn trịa như ở những thập niên trước đó.

Nhóm “Những người đẹp áo tắm” bắt đầu hoạt động từ năm 1915, họ được công chúng yêu mến, thích thú đến mức hãng phim Keystone đã sản xuất những bộ phim hài ngắn để vừa quảng bá cho các bộ phim, sự kiện văn hóa của hãng, vừa để đáp ứng sự yêu thích mà công chúng dành cho các cô gái.

Các cô gái trong nhóm thường ẩn danh hoặc dùng nghệ danh và cùng nhau xuất hiện vui vẻ, đồng đều. Nhóm hoạt động suốt hơn một thập kỷ, đến năm 1928 mới bắt đầu dừng lại.

Những hình ảnh về nhóm “Người đẹp áo tắm” được cho là đại diện cho một phương thức PR, một dạng chiêu trò bên lề đầu tiên của điện ảnh:

Ảnh chụp năm 1925.
Ảnh chụp năm 1925.
(1915)
(1915)
(1914)
(1914)
(1915)
(1915)
(1917)
(1917)
(1918)
(1918)
(1918)
(1918)
(1918)
(1918)
(1919)
(1919)
(1925)
(1925)
(1925)
(1925)
(1925)
(1925)

Bích Ngọc
Theo Mashable