Chiêm ngưỡng những ngôi nhà rường cổ có niên đại hàng trăm năm

(Dân trí) - Đó là những ngôi nhà cổ bằng gỗ được chạm khắc tinh xảo.

Làng Hội Kỳ, xã Hải Chánh, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị, hiện còn lưu lại khoảng 50 ngôi nhà rường gỗ. Trong đó, có gần 20 nhà cổ được chạm khắc bằng các họa tiết khá tinh xảo.

Người dân làng Hội Kỳ, xã Hải Chánh vẫn luôn tự hào vì trải qua bom, đạn chiến tranh tàn phá, họ vẫn lưu giữ được những ngôi nhà rường truyền thống của cha ông mình để lại. Những ngôi nhà này mang giá trị to lớn về tính chiều sâu văn hóa, nét kiến trúc cổ xưa.

 

Hai bên lối đi dẫn vào nhà cổ là
những hàng chè tàu được cắt tỉa khá cẩn thận 

Hai bên lối đi dẫn vào nhà cổ là những hàng chè tàu được cắt tỉa khá cẩn thận 

Hai bên lối đi dẫn vào nhà cổ là
những hàng chè tàu được cắt tỉa khá cẩn thận 
Tất cả các cột, kèo... trong nhà đều được trạm trổ hoa văn tinh xảo theo mô típ rồng bay phượng múa. Nhà cổ trong làng cao từ 4,5-5m tính từ nền nhà đến nóc. 
Hai bên lối đi dẫn vào nhà cổ là
những hàng chè tàu được cắt tỉa khá cẩn thận 

Theo các cụ cao niên, làng cổ được thành lập từ khoảng thế kỷ 15, nhưng hiện vẫn giữ được nét kiến trúc độc đáo, và được bảo tồn gần như nguyên vẹn. Theo truyền thống, gian giữa ngôi nhà để thờ tự tổ tiên, hai gian hai bên được dùng để tiếp khách và ở. Còn hai chái thường gọi là Tây phòng (nơi dành cho con trai) và Đông phòng (để cho con gái ở). 

Những nét chạm khắc công phu phía hai bên vách nhà
Những nét chạm khắc công phu phía hai bên vách nhà
Những nét chạm khắc công phu phía hai bên vách nhà
Các ngôi nhà cổ có kiến trúc 3 gian 2 chái (5 căn), 1 gian 2 chái (3 căn). Nhà được dựng từ gỗ mít, ten mật, kiền kiền có đường kính từ 20-30 cm/cột; tường bao quanh nhà được xây bằng gạch thẻ và gạch vồ với vôi. Mái nhà được lợp bằng ngói liệt.
Phía trước nhà là những tấm cửa, tạo nên nét cổ kính nhưng thoáng đãng
Phía trước nhà là những tấm cửa, tạo nên nét cổ kính nhưng thoáng đãng
Phía trước nhà là những tấm cửa, tạo nên nét cổ kính nhưng thoáng đãng
Ngôi nhà của ông Dương Văn Ngọc đã có niên đại gần 200 năm, do bố ông mua lại từ những người trong làng. Dù đã qua nhiều lần trùng tu, sữa chữa nhưng vẫn được bảo tồn khá nguyên vẹn. Hiện ngôi nhà này được giao cho người em gái của ông là bà Dương Bích Ngọc trông nom. Gia đình ông luôn cảm thấy tự hào vì vẫn giữ được tài sản do cha ông để lại
Phía trước những ngôi nhà cổ thường có bức bình phong bằng chè tàu, hoặc bê tông
Phía trước những ngôi nhà cổ thường có bức bình phong bằng chè tàu, hoặc bê tông
Một số ngôi nhà còn trưng các loại đồ gốm, chum, ché...rất giản dị, mang đậm nét văn hóa thôn quê
Một số ngôi nhà còn trưng các loại đồ gốm, chum, ché...rất giản dị, mang đậm nét văn hóa thôn quê
Một số ngôi nhà còn trưng các loại đồ gốm, chum, ché...rất giản dị, mang đậm nét văn hóa thôn quê

Nhà cổ của ông Dương Văn Mạnh có tên là Tích Khánh Đường (nơi hội tụ niềm vui) được dựng vào năm 1889 (triều vua Thành Thái), đến nay đã 121 năm. Ông Mạnh là đời thứ 4 sinh sống và bảo quản hương khói. Nhà có chiều ngang 12,3m, rộng 9,5m, hình chữ đinh. Kiến trúc 3 gian 2 chái, 4 mái lợp so le 9 lớp ngói liệt với hơn 10 vạn viên. 18 lá cửa bản khoa được chia thành 3 cụm tạo sự cân đối. Ngôi nhà được chống đỡ bằng 48 cột gỗ mít nài (mít rừng).

Trong nhà trưng bày rất nhiều đồ cổ thời xưa
Trong nhà trưng bày rất nhiều đồ cổ thời xưa
Trong nhà trưng bày rất nhiều đồ cổ thời xưa
Trên các cây kèo được chạm khắc đầu rồng độc đáo
Trên các cây kèo được chạm khắc đầu rồng độc đáo
Làng Hội Kỳ nằm bên dòng sông Ô
Lâu thơ mộng cùng với sân đình rợp bóng cây đa

Làng Hội Kỳ nằm bên dòng sông Ô Lâu thơ mộng cùng với sân đình rợp bóng cây đa

Trên địa bàn huyện Hải Lăng, chỉ duy nhất làng Hội Kỳ còn lưu giữ nhiều nhà rường cổ và đồ vật có giá trị văn hóa cao. Tuy nhiên, một số ngôi nhà do chủ không có điều kiện tu bổ và được tư vấn phương pháp lưu giữ nên kiến trúc văn hóa bị ảnh hưởng ít nhiều.


Đăng Đức
















Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm