Huế:

Chiêm ngưỡng Di sản ký ức thế giới “Thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế”

(Dân trí) - Vừa được công nhận là Di sản ký ức thế giới khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, “Thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế” mang một ý nghĩa tinh thần sâu sắc, thể hiện tầm nhìn và tâm hồn của vua Nguyễn xưa.

Các chuyên gia nhận xét, Thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế là một phong cách riêng trong trang trí kiến trúc cung đình, chưa thấy xuất hiện ở những nơi khác trên thế giới. Đây là toàn bộ hệ thống văn tự chữ Hán sáng tác dưới dạng các bài văn thơ được chạm tỉ mẩn chủ yếu trên các liên ba đố bản hoặc vách ván, những bản gốc duy nhất hiện còn ở kiến trúc thuộc Quần thể di tích Cố đô Huế giai đoạn 1802 – 1945, cũng như ở Việt Nam.

Những tác phẩm này là sự kết tinh của nhiều yếu tố khác nhau, từ mỹ thuật, kỹ xảo trang trí, thư pháp, nghệ nhân nghề mộc cổ truyền cung đình… tạo nên một phong cách mang đậm truyền thống của riêng Huế - Việt Nam.

Đặc biệt, hệ thống thơ văn này được trình bày theo lối "nhất thi nhất họa" (một bài thơ hoặc một đại tự kèm một bức tranh) với rất nhiều thơ chữ Hán và các ô họa chạm khắc theo các đề tài bát bửu, tứ thời… gần như trở thành một lề lối phép tắc quy chuẩn của triều đình như ở Huế - chưa thấy di tích nào trên thế giới có.

Ngọ Môn: cổng vào Hoàng thành Huế, đây không chỉ là một cổng đơn thuần. Lối giữa Ngọ Môn dành cho vua đi. Ở hai bên Tả Hữu giáp môn (cửa bên trái, phải) dành cho các quan văn, võ theo hầu trong đoàn ngự đạo. Có 2 lối đi rộng ở ngoài cùng là Tả dịch môn, Hữu dịch môn dành cho lính tráng và voi ngựa theo hầu. Trên nền cổng có lầu Ngũ Phụng với chức năng như một lễ đài, dùng để tổ chức một số cuộc lễ trọng thể hàng năm của triều đình như lễ Duyệt binh, lễ Truyền lô (đọc tên các sĩ tử thi đỗ tiến sĩ), lễ Ban sóc (phát lịch)… Và đây cũng là nơi diễn ra cuộc lễ thoái vị của vua Bảo Đại – vị vua cuối cùng của Việt Nam vào ngày 30/8/1945
Ngọ Môn: cổng vào Hoàng thành Huế, đây không chỉ là một cổng đơn thuần. Lối giữa Ngọ Môn dành cho vua đi. Ở hai bên Tả Hữu giáp môn (cửa bên trái, phải) dành cho các quan văn, võ theo hầu trong đoàn ngự đạo. Có 2 lối đi rộng ở ngoài cùng là Tả dịch môn, Hữu dịch môn dành cho lính tráng và voi ngựa theo hầu. Trên nền cổng có lầu Ngũ Phụng với chức năng như một lễ đài, dùng để tổ chức một số cuộc lễ trọng thể hàng năm của triều đình như lễ Duyệt binh, lễ Truyền lô (đọc tên các sĩ tử thi đỗ tiến sĩ), lễ Ban sóc (phát lịch)… Và đây cũng là nơi diễn ra cuộc lễ thoái vị của vua Bảo Đại – vị vua cuối cùng của Việt Nam vào ngày 30/8/1945
Tại lầu Ngũ Phụng làm bằng gỗ 2 tầng với 9 bộ mái có tổng số 8 ô thơ trang trí trên pháp lam. Mỗi ô thơ xen kẽ ô họa với các đề tài hoa lá, bát bữu. Nội dung 8 bài thơ này hầy hết là những áng thơ miêu tả, ca ngợi phong cảnh trong chốn cung đình, từ những vần thơ viết về ngọn gió, áng mây, thời tiết, ao hồ, cây cỏ, hoa lá cho đến đồ vật quý báu như ngọc ngà. Những áng thơ này không nặng về những triết lý cao siêu mà chỉ là những áng thơ tả cảnh thanh bình trong chốn cung đình. Toàn bộ các bài thơ được dùng để trang trí tương đối đơn giản, không cầu kỳ nhưng lại thanh thoát, đẹp mắt, bảo đảm tính mỹ thuật cao
Tại lầu Ngũ Phụng làm bằng gỗ 2 tầng với 9 bộ mái có tổng số 8 ô thơ trang trí trên pháp lam. Mỗi ô thơ xen kẽ ô họa với các đề tài hoa lá, bát bữu. Nội dung 8 bài thơ này hầy hết là những áng thơ miêu tả, ca ngợi phong cảnh trong chốn cung đình, từ những vần thơ viết về ngọn gió, áng mây, thời tiết, ao hồ, cây cỏ, hoa lá cho đến đồ vật quý báu như ngọc ngà. Những áng thơ này không nặng về những triết lý cao siêu mà chỉ là những áng thơ tả cảnh thanh bình trong chốn cung đình. Toàn bộ các bài thơ được dùng để trang trí tương đối đơn giản, không cầu kỳ nhưng lại thanh thoát, đẹp mắt, bảo đảm tính mỹ thuật cao

Điện Thái Hòa là ngôi điện có vị trí quan trọng bậc nhất trong Hoàng thành và trong thiết chế chính trị triều đình nhà Nguyễn. Đây là nơi Hoàng đế cử hành lễ đại triều mỗi tháng 2 lần (ngày mồng Một và ngày Rằm) để giải quyết chính sự, hoặc tổ chức những điển lễ quan trọng nhất của triều đình, như lễ Đăng quang, lễ Hưng quốc Khánh niệm. Điện Thái Hòa hiện là ngôi điện nguy nga nhất của Hoàng thành còn lại khá nguyên vẹn cho đến hôm nay, xem như một công trình kiến trúc chuẩn mực về sự đăng đối hài hòa, về dáng vẻ uy nghi bề thế, về nét lộng lẫy hào hoa… đặc biệt nhất là trang trí theo phong cách “nhất thi nhất họa” truyền thống độc đáo trong giai đoạn khởi đầu, mà đã được khẳng định thành điển chế của triều đình
Điện Thái Hòa là ngôi điện có vị trí quan trọng bậc nhất trong Hoàng thành và trong thiết chế chính trị triều đình nhà Nguyễn. Đây là nơi Hoàng đế cử hành lễ đại triều mỗi tháng 2 lần (ngày mồng Một và ngày Rằm) để giải quyết chính sự, hoặc tổ chức những điển lễ quan trọng nhất của triều đình, như lễ Đăng quang, lễ Hưng quốc Khánh niệm. Điện Thái Hòa hiện là ngôi điện nguy nga nhất của Hoàng thành còn lại khá nguyên vẹn cho đến hôm nay, xem như một công trình kiến trúc chuẩn mực về sự đăng đối hài hòa, về dáng vẻ uy nghi bề thế, về nét lộng lẫy hào hoa… đặc biệt nhất là trang trí theo phong cách “nhất thi nhất họa” truyền thống độc đáo trong giai đoạn khởi đầu, mà đã được khẳng định thành điển chế của triều đình
Ngôi điện có 248 ô chạm thơ khắc trên gỗ và 47 ô thơ tráng trên pháp lam trang trí ở cổ diềm. Nội dung các bài thơ là những lời tuyên ngôn của triều Nguyễn với cái nhìn so sánh lịch đại, khẳng định chủ quyền đất nước cũng như khả năng xây dựng và bảo vệ non sông gấm vóc của dân tộc Việt. Nhiều bài thơ ở đây được nhà vua gửi gắm ước mơ vào với mong muốn thái bình thịnh vượng, luôn có những quyết sách trong kinh tế, đề cao chủ trương trọng nông, thể hiện ước vọng chinh phục tự nhiên, điều hòa thủy hạn để mùa màng bội thu, dân cư an lạc. Thơ văn ở đây còn ngợi ca đất nước dưới triều đại vô cùng qui củ, có tôn ti, trật tự, lễ nhạc vượt tất cả các triều đại trước, đồng thời nhân tài văn võ luôn luôn sẵn lòng và nguyện phục vụ cho lợi ích lợi quyền của đất nước, của dân tộc
Ngôi điện có 248 ô chạm thơ khắc trên gỗ và 47 ô thơ tráng trên pháp lam trang trí ở cổ diềm. Nội dung các bài thơ là những lời tuyên ngôn của triều Nguyễn với cái nhìn so sánh lịch đại, khẳng định chủ quyền đất nước cũng như khả năng xây dựng và bảo vệ non sông gấm vóc của dân tộc Việt. Nhiều bài thơ ở đây được nhà vua gửi gắm ước mơ vào với mong muốn thái bình thịnh vượng, luôn có những quyết sách trong kinh tế, đề cao chủ trương trọng nông, thể hiện ước vọng chinh phục tự nhiên, điều hòa thủy hạn để mùa màng bội thu, dân cư an lạc. Thơ văn ở đây còn ngợi ca đất nước dưới triều đại vô cùng qui củ, có tôn ti, trật tự, lễ nhạc vượt tất cả các triều đại trước, đồng thời nhân tài văn võ luôn luôn sẵn lòng và nguyện phục vụ cho lợi ích lợi quyền của đất nước, của dân tộc


Thế Tổ Miếu là ngôi miếu thờ các vị vua Nguyễn. Hiện Thế Tổ Miếu là công trình được trình bày các ô thi họa nhiều nhất. Riêng thơ có đến 676 ô thơ nằm trên các liên ba tầng tầng lớp lớp nhưng rõ ràng mạch lạc. Mỗi ô thơ đều được chạm rất công phu bằng kỹ thuật chạm âm nền xuống để nổi bật chữ lên. Chính kỹ thuật này, thêm lối trình bày đa phần chân phương, lại trên chất liệu gỗ lim, nên trải qua gần 200 năm mà nét chữ vẫn rõ ràng, cộng thêm sơn son và thếp bằng vàng thật khiến mỗi ô thơ trở thành một bức thư pháp rực rỡ và độc đáo vô cùng

Thế Tổ Miếu là ngôi miếu thờ các vị vua Nguyễn. Hiện Thế Tổ Miếu là công trình được trình bày các ô thi họa nhiều nhất. Riêng thơ có đến 676 ô thơ nằm trên các liên ba tầng tầng lớp lớp nhưng rõ ràng mạch lạc. Mỗi ô thơ đều được chạm rất công phu bằng kỹ thuật chạm âm nền xuống để nổi bật chữ lên. Chính kỹ thuật này, thêm lối trình bày đa phần chân phương, lại trên chất liệu gỗ lim, nên trải qua gần 200 năm mà nét chữ vẫn rõ ràng, cộng thêm sơn son và thếp bằng vàng thật khiến mỗi ô thơ trở thành một bức thư pháp rực rỡ và độc đáo vô cùng

Nội dung các ô thơ ở đây chủ yếu ca ngợi công đức của vua Gia Long (vị vua đầu tiên trong 13 vua Nguyễn tại Huế), tán tụng công khôi phục cơ đồ, khai sáng triều đại, ngợi ca 18 năm trị vì của vua đã xây dựng một đất nước hùng cường, mở mang bờ cõi; đồng thời ca tụng nhiều chiến công hiển hách của nhà vua trong tư thế một chiến tướng thân trải trăm trận. Bên cạnh đó, lồng vào những tư tưởng sử dụng trong cai trị đất nước, chủ yếu dựa trên nền tảng Nho học, tu thân, tề gia, trị quốc…
Nội dung các ô thơ ở đây chủ yếu ca ngợi công đức của vua Gia Long (vị vua đầu tiên trong 13 vua Nguyễn tại Huế), tán tụng công khôi phục cơ đồ, khai sáng triều đại, ngợi ca 18 năm trị vì của vua đã xây dựng một đất nước hùng cường, mở mang bờ cõi; đồng thời ca tụng nhiều chiến công hiển hách của nhà vua trong tư thế một chiến tướng thân trải trăm trận. Bên cạnh đó, lồng vào những tư tưởng sử dụng trong cai trị đất nước, chủ yếu dựa trên nền tảng Nho học, tu thân, tề gia, trị quốc…

Hưng Tổ Miếu là miếu thờ thân phụ và thân mẫu vua Gia Long
Hưng Tổ Miếu là miếu thờ thân phụ và thân mẫu vua Gia Long
Ngôi miếu này có tổng cộng 83 ô thơ, đa phần là thơ tả cảnh, tả vật. Có đến 6 bài bắt đầu bằng câu “Hà xứ xuân quang hảo” (Nơi nào ánh xuân tươi). Bên cạnh đó là những bài thơ tả gió mát, trăng thanh, sông nước mây trời
Ngôi miếu này có tổng cộng 83 ô thơ, đa phần là thơ tả cảnh, tả vật. Có đến 6 bài bắt đầu bằng câu “Hà xứ xuân quang hảo” (Nơi nào ánh xuân tươi). Bên cạnh đó là những bài thơ tả gió mát, trăng thanh, sông nước mây trời

Điện Long An hiện tại là Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế có 452 ô thơ đa dạng về thể tài, phong phú về nội dung, biến hóa trùng điệp về kiểu cách tạo hình.
Điện Long An hiện tại là Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế có 452 ô thơ đa dạng về thể tài, phong phú về nội dung, biến hóa trùng điệp về kiểu cách tạo hình.
Thơ văn ở đây lồng vào trách nhiệm của một người làm vua, đề cập những đại sự hệ trọng của vua như đúc ngọc tỷ, ban sóc, cày ruộng tịch điền, ân xá tội hình, phê chuẩn tấu chương, luyện quân, phòng bị sông ngòi, chính sách nhu viễn… bên cạnh đó lại lồng vào những bài thơ hàm chứa tâm tình của một thi nhân giữa không gian và thời gian bất tận như xuân hạ thu đông, yên hoa tuyết nguyệt…
Thơ văn ở đây lồng vào trách nhiệm của một người làm vua, đề cập những đại sự hệ trọng của vua như đúc ngọc tỷ, ban sóc, cày ruộng tịch điền, ân xá tội hình, phê chuẩn tấu chương, luyện quân, phòng bị sông ngòi, chính sách nhu viễn… bên cạnh đó lại lồng vào những bài thơ hàm chứa tâm tình của một thi nhân giữa không gian và thời gian bất tận như xuân hạ thu đông, yên hoa tuyết nguyệt…
Chiêm ngưỡng Di sản ký ức thế giới “Thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế” - 11
Đặc biệt ở đây có 2 “cổ vật” được lưu tâm nhiều nhất, đó là 2 bài thơ Hồi văn kiêm liên hoàn được cẩn bằng ốc xà cừ thành một tác phẩm nghệ thuật độc đáo, có thể đọc xuôi ngược thành 64 bài thơ chuẩn mực về nội dung và niêm luật… một bài có tên Vũ trung sơn thủy, bài kia là Phước viên văn hội lương dạ mạn ngâm
Đặc biệt ở đây có 2 “cổ vật” được lưu tâm nhiều nhất, đó là 2 bài thơ Hồi văn kiêm liên hoàn được cẩn bằng ốc xà cừ thành một tác phẩm nghệ thuật độc đáo, có thể đọc xuôi ngược thành 64 bài thơ chuẩn mực về nội dung và niêm luật… một bài có tên "Vũ trung sơn thủy", bài kia là "Phước viên văn hội lương dạ mạn ngâm"

Chùa Thiên Mụ - ngôi chùa bậc nhất của xứ Thần kinh mang dấu ấn khá đậm nét của vua Thiệu Trị
Chùa Thiên Mụ - ngôi chùa bậc nhất của xứ Thần kinh mang dấu ấn khá đậm nét của vua Thiệu Trị

Nhà bảo tàng các thi phẩm của vua Thiệu Trị là đình Hương Nguyện có kiến trúc tinh xảo, được trang trí chủ yếu bằng các ô hộc chạm khắc thơ văn của vua. Nội dung chủ yếu ca tụng cảnh chùa, luận bàn giáo lý thể hiện một sở học uyên thâm về giáo lý Phật giáo cũng như Lão giáo và Nho giáo của nhà vua để phục vụ hết sức đắc lực ý đồ chính trị của một triều đại: “lồng giáo quyền vào trong hoàng quyền”

Nhà bảo tàng các thi phẩm của vua Thiệu Trị là đình Hương Nguyện có kiến trúc tinh xảo, được trang trí chủ yếu bằng các ô hộc chạm khắc thơ văn của vua. Nội dung chủ yếu ca tụng cảnh chùa, luận bàn giáo lý thể hiện một sở học uyên thâm về giáo lý Phật giáo cũng như Lão giáo và Nho giáo của nhà vua để phục vụ hết sức đắc lực ý đồ chính trị của một triều đại: “lồng giáo quyền vào trong hoàng quyền”

Lăng Hoàng đế Minh Mạng: tất cả thơ văn ở lăng đều dùng những bài thơ tả cảnh, tả người, vịnh trăng trời mây nước, xuân hạ thu đông, chim muông hoa lá… của chính bản thân vua Minh Mạng sáng tác.
Lăng Hoàng đế Minh Mạng: tất cả thơ văn ở lăng đều dùng những bài thơ tả cảnh, tả người, vịnh trăng trời mây nước, xuân hạ thu đông, chim muông hoa lá… của chính bản thân vua Minh Mạng sáng tác.
Chiêm ngưỡng Di sản ký ức thế giới “Thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế” - 16
Chiêm ngưỡng Di sản ký ức thế giới “Thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế” - 17
Chiêm ngưỡng Di sản ký ức thế giới “Thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế” - 18
Thơ văn ở đây trang trí tập trung chủ yếu ở các công trình bố trí trên trục Thần đạo. Riêng thơ chạm trên gỗ thì ở Bi Đình có 64 ô thơ, Hiển Đức Môn 42 ô thơ, điện Sùng Ân 111 ô thơ, Minh Lâu 216 ô thơ. Những áng thơ văn ở đây có hiệu ứng lớn với cảm thức mỹ học của người thưởng thức: vừa đẹp, vừa trang trọng, vừa quý phái, vừa trí tuệ
Thơ văn ở đây trang trí tập trung chủ yếu ở các công trình bố trí trên trục Thần đạo. Riêng thơ chạm trên gỗ thì ở Bi Đình có 64 ô thơ, Hiển Đức Môn 42 ô thơ, điện Sùng Ân 111 ô thơ, Minh Lâu 216 ô thơ. Những áng thơ văn ở đây có hiệu ứng lớn với cảm thức mỹ học của người thưởng thức: vừa đẹp, vừa trang trọng, vừa quý phái, vừa trí tuệ

Lăng vua Thiệu Trị là một kiến trúc tuyệt đẹp với đường nét thanh thoát, uyển chuyển, hài hòa với không gian và cảnh quan chung. Trị vì được 7 năm, để lại bao công trình nghiên cứu và văn chương, cũng như các loại sách mang tính giáo khoa cho sĩ tử học hành thi cử, song nhà vua lại di huấn cho người con trai kế nghiệp (vua Tự Đức) rất mực nhân văn: chỗ xây lăng nên chọn nơi cao ráo và gần gũi để tiện việc đi về, nên giảm bớt số lượng công trình để đỡ “lao phí đến tài lực của binh dân”
Lăng vua Thiệu Trị là một kiến trúc tuyệt đẹp với đường nét thanh thoát, uyển chuyển, hài hòa với không gian và cảnh quan chung. Trị vì được 7 năm, để lại bao công trình nghiên cứu và văn chương, cũng như các loại sách mang tính giáo khoa cho sĩ tử học hành thi cử, song nhà vua lại di huấn cho người con trai kế nghiệp (vua Tự Đức) rất mực nhân văn: chỗ xây lăng nên chọn nơi cao ráo và gần gũi để tiện việc đi về, nên giảm bớt số lượng công trình để đỡ “lao phí đến tài lực của binh dân”
Chiêm ngưỡng Di sản ký ức thế giới “Thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế” - 21
Hiện tại trên Bi Đình của lăng còn có 56 ô thơ, Hồng Trạch Môn 48 ô thơ và điện Biểu Đức có 115 ô thơ, nội dung các ô thơ đều thể hiện tinh thần yêu quê hương đất nước, tình yêu thiên nhiên, ca ngợi cảnh đẹp vùng đất đế đô. Bên cạnh đó còn có những áng thơ ca ngợi tài văn chương, võ lược. Ngoài ra còn có nhiều bài thơ đề cập đến cảnh thái bình thịnh trị, người dân yên vui với công việc đồng áng, mùa màng tốt tươi.
Hiện tại trên Bi Đình của lăng còn có 56 ô thơ, Hồng Trạch Môn 48 ô thơ và điện Biểu Đức có 115 ô thơ, nội dung các ô thơ đều thể hiện tinh thần yêu quê hương đất nước, tình yêu thiên nhiên, ca ngợi cảnh đẹp vùng đất đế đô. Bên cạnh đó còn có những áng thơ ca ngợi tài văn chương, võ lược. Ngoài ra còn có nhiều bài thơ đề cập đến cảnh thái bình thịnh trị, người dân yên vui với công việc đồng áng, mùa màng tốt tươi.

Bài: Đại Dương

Ảnh: Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cung cấp

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm