Cháu gái vị vua cuối cùng của Ấn Độ khốn khổ trong khu ổ chuột

(Dân trí) - Nếu trước đây hoàng gia Ấn Độ từng được sống trong những cung điện xa hoa, cai quản cả một đế chế rộng lớn và giàu có thì ngày nay, thế hệ con cháu đời thứ 3 của hoàng tộc Ấn Độ đang phải sống khốn cùng.

Bà Sultana Begum, 60 tuổi, kết hôn với chắt trai của hoàng đế Ấn Độ Bahadur Shah Zafar - vị hoàng đế cuối cùng của Ấn Độ.

Hiện bà Sultana đang sống trong một khu ổ chuột ở ngoại ô thành phố Kolkatta (hay còn được biết tới với cái tên Calcutta). Bà cụ Sultana hiện đang phải vật lộn với cuộc sống khó khăn dựa vào số tiền trợ cấp ít ỏi hàng tháng.

Con cháu hoàng tộc Ấn Độ vật lộn với cuộc sống khó khăn

Xét theo triều đại cũ, bà Sultana sẽ là công chúa Ấn Độ, tuy vậy, hoàn cảnh hiện tại của bà thật khó khăn. Sultana luôn phải sống trong cảnh túng thiếu bởi gia đình có quá đông con cháu. Bà Sultana có tổng cộng 6 người con, 5 gái 1 trai.

Con cháu hoàng tộc Ấn Độ vật lộn với cuộc sống khó khăn

Bà Sultana Gegum chụp hình bên một người cháu trai. Mỗi tháng bà nhận được một khoản tiền trợ cấp tương đương 2 triệu VND.

Con cháu hoàng tộc Ấn Độ vật lộn với cuộc sống khó khăn

Cả gia đình đông đúc của bà Sultana Begum sống trong 2 căn phòng nhỏ. Trong bức hình trái, bà đang đứng trong hành lang ngôi nhà nhỏ của gia đình. Ở hình phải, bà đang đi bộ trên con phố trong khu ổ chuột.

Kể từ sau khi chồng bà - ông Mirza Bedar Bukht qua đời vào năm 1980, bà Sultana bắt đầu lâm vào tình cảnh khốn khó. Hiện giờ bà sống với một người con gái. Những người con khác của bà đều có cuộc sống khó khăn nên chẳng thể giúp được mẹ.

Trong những năm gần đây, hoàn cảnh khó khăn của bà bắt đầu được các tổ chức xã hội chú ý tới. Trước đây, khi Anh tới đô hộ Ấn Độ, triều đại Mughal chấm dứt, những thành viên hoàng gia ngay lập tức bị “hất cẳng”, họ chẳng được hưởng bất cứ một quyền lợi nào.

Triều đại Mughal từng gây dựng được nhiều thành tựu, trong đó đặc biệt phải kể tới kiến trúc. Công trình lăng mộ Taj Mahal, Pháo đài Đỏ, Pháo đài Agra, khu vườn Lahore Shalimar… là một số điểm nhấn kiến trúc ấn tượng nhất của triều đại này.

Những công việc mà bà Sultana thường làm hiện giờ là bán nước hoặc may quần áo. Bà cho biết: “Người chồng quá cố của tôi luôn nhắc rằng chúng ta là con cháu của gia đình hoàng tộc, vì vậy dù vất vả, khổ sở cũng phải làm mà ăn, không được đi ăn xin”.

Triều đại Mughal từng cai trị tại Ấn Độ suốt 300 năm. Ở thời điểm cực thịnh, dân số dưới triều đại Mughal chiếm khoảng 1/4 dân số thế giới.

Hoàng đế Bahadur Shah Zafar, vị hoàng đế cuối cùng của triều đại Mughal lên ngôi năm 1837 và bị truất ngôi năm 1858 sau khi quân Anh đàn áp được sự chống trả của quân đội Ấn Độ và bắt đầu áp đặt chế độ thuộc địa lên quốc gia này. Hoàng đế Bahadur Shah Zafar liền bị đi đầy ở xa, sống thêm được 5 năm và qua đời ở tuổi 87.

Con cháu hoàng tộc Ấn Độ vật lộn với cuộc sống khó khăn

Bà Sultana Begum, chắt dâu của vị hoàng đế cuối cùng tại Ấn Độ, hiện đang sống trong một ngôi nhà nhỏ chật hẹp, lụp xụp.

Ở đây, vòi nước công cộng là nơi sinh hoạt chung của tất cả những người dân sống trong khu.

Ở đây, vòi nước công cộng là nơi sinh hoạt chung của tất cả những người dân sống trong khu.

Bà Sultana kiếm thêm thu nhập bằng cách mở một quán nước nhỏ và may quần áo cho phụ nữ.

Bà Sultana kiếm thêm thu nhập bằng cách mở một quán nước nhỏ và may quần áo cho phụ nữ.

Kể từ sau khi chồng bà qua đời, cuộc sống của Sultana càng phải đối mặt với nhiều khó khăn.

Kể từ sau khi chồng bà qua đời, cuộc sống của Sultana càng phải đối mặt với nhiều khó khăn.

Kể từ sau khi chồng bà qua đời, cuộc sống của Sultana càng phải đối mặt với nhiều khó khăn.

Một góc cung điện Zafar Mahal nơi vị hoàng đế cuối cùng của Ấn Độ từng sống (trái). Giờ đây, cung điện đã không còn giữ được vẻ nguy nga, tráng lệ nữa (phải).

Phần mái của cung điện Zafar Mahal ở thành phố Delhi.

Phần mái của cung điện Zafar Mahal ở thành phố Delhi.

Một đền thờ Hồi giáo từng được xây dưới thời vị hoàng đế cuối cùng.

Một đền thờ Hồi giáo từng được xây dưới thời vị hoàng đế cuối cùng.

 
 
Bích Ngọc
Theo Dailymail