Câu chuyện về “nghề nghiệp buồn nhất thế gian”

(Dân trí) - Những hình ảnh dưới đây kể về một nghề nghiệp đặc thù ở Nhật, một nghề mà người ta cho rằng… “buồn nhất thế gian”.

Đó là nghề dọn dẹp nhà cửa của những cụ già sống cô đơn, qua đời không ai hay biết. Những hình ảnh dưới đây ghi lại những công việc thường nhật của một biệt đội chuyên thực hiện “nghĩa cử cuối cùng” dành cho những cụ già qua đời trong cô đơn ở Nhật. Họ đến và dọn dẹp nhà cửa của người quá cố.

Có một thực tế đáng buồn là đối với những cụ già cô đơn, họ có thể đã qua đời cả tuần, cả tháng mà không ai hay biết. Những bức ảnh xuất hiện dưới đây được chụp tại thủ đô Tokyo. Trước khi biệt đội này đến dọn dẹp, cảnh sát đã đến trước để đưa thi hài cụ già đi an táng.

Biệt
đội chuyên dọn dẹp nhà cửa của những cụ già cô đơn, qua đời không ai hay biết.

Biệt đội chuyên dọn dẹp nhà cửa của những cụ già cô đơn, qua đời không ai hay biết.

Biệt
đội chuyên dọn dẹp nhà cửa của những cụ già cô đơn, qua đời không ai hay biết.

Một thành viên trong biệt đội sử dụng thuốc diệt côn trùng để diệt ruồi muỗi trong căn hộ từ lâu đã không còn được chủ nhân chăm sóc.

Biệt
đội chuyên dọn dẹp nhà cửa của những cụ già cô đơn, qua đời không ai hay biết.

Những cụ già cô đơn thường phải sống trong sự bừa bộn bởi họ không còn đủ sức để dọn dẹp ngôi nhà của mình, những cuốn lịch có thể đã nhiều năm không thay mới, thời gian đối với họ lúc này không còn nhiều ý nghĩa.

Biệt
đội chuyên dọn dẹp nhà cửa của những cụ già cô đơn, qua đời không ai hay biết.

Trước khi bước vào dọn dẹp căn hộ, các thành viên trong biệt đội thường làm lễ trước, để xin phép vong linh người quá cố.

Biệt
đội chuyên dọn dẹp nhà cửa của những cụ già cô đơn, qua đời không ai hay biết.

Những căn hộ này có đặc điểm chung là rất bừa bộn, bởi những cụ già đã không còn đủ sức để dọn dẹp. Biệt đội sẽ đến để dọn dẹp gọn gàng tất cả.

Trước
khi biệt đội được gọi tới, cảnh sát đã tới trước để đưa thi hài cụ già đi an
táng.

Trước khi biệt đội được gọi tới, cảnh sát đã tới trước để đưa thi hài cụ già đi an táng.

Ở Nhật, người ta không quá để ý tới cuộc sống của hàng xóm. Ngoài ra, những chi phí như tiền nhà, tiền điện, tiền nước… có thể được trả tự động hàng tháng thông qua tài khoản ngân hàng, con cái của cụ già có thể đi làm ở xa và không thể về thăm cha mẹ thường xuyên, họ hàng cũng lâu lâu mới tới chơi… Lý do thường thấy nhất để người ta phát hiện một cụ già đã qua đời, đó là khi có mùi lạ xuất hiện.

Ở Nhật Bản, vấn đề dân số già từ lâu đã được biết tới. Tại đây, ngày càng có nhiều người già sống cô đơn một mình. Trong số 127 triệu dân Nhật Bản, có tới 1/4 đã ở độ tuổi trên 65.

Vì cuộc sống hiện đại nhiều áp lực nên những mối quan hệ gia đình cũng trở nên lỏng lẻo, người già ở Nhật thường cố gắng tự lo liệu cuộc sống của mình để không làm phiền tới cuộc sống của con cháu. Đó là lý do tại sao nhiều người già nơi đây sống một mình.

Anh Hirotsugu Masuda - một thành viên trong biệt đội cho biết một tuần họ thường được gọi tới dọn dẹp 3-4 ngôi nhà có những cụ già vừa qua đời.

Những
di vật còn lại của người quá cố.

Những di vật còn lại của người quá cố.

Những
bằng chứng cuối cùng còn lại về một cụ già từng sống trong căn hộ.

Những bằng chứng cuối cùng còn lại về một cụ già từng sống trong căn hộ.

Biệt
đội làm “công việc buồn nhất thế gian”.

Biệt đội làm “công việc buồn nhất thế gian”.

Biệt
đội làm “công việc buồn nhất thế gian”.

Việc bước vào thế giới riêng của một người quá cố xa lạ, để xem xét, dọn dẹp là việc không dễ dàng gì, nhưng đối với biệt đội, đó là một phần công việc, họ luôn làm lễ xin phép trước khi bước vào ngôi nhà.

Những
gì giá trị còn lại của cụ già được ghi chép lại cẩn thận.

Những gì giá trị còn lại của cụ già được ghi chép lại cẩn thận.

Quét
dọn một quá khứ, khép lại một cuộc đời.

Quét dọn một quá khứ, khép lại một cuộc đời.

Căn
phòng đã dần trở lại ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ.

Căn phòng đã dần trở lại ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ.

Việc dọn dẹp toàn bộ một căn hộ thường mất khoảng 6 tiếng, trong suốt quá trình làm việc, họ phải giữ trật tự tối đa để tránh làm những người hàng xóm cảm thấy lo lắng, bất an. Sau khi mọi công việc đã hoàn tất, hương hoa sẽ được đặt ở vị trí người quá cố đã trút hơi thở cuối cùng.

Để một biệt đội đến dọn dẹp nhà cửa như thế này, người ta phải trả số tiền tương đương từ 15-65 triệu đồng, tùy thuộc vào kích cỡ căn hộ.

Căn
phòng đã dần trở lại ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ.

Công việc được tiến hành trong lặng lẽ để không làm ảnh hưởng tới cuộc sống thường nhật của những người hàng xóm xung quanh.

Tất
cả đồ đạc bỏ đi được chất lên xe tải.

Tất cả đồ đạc bỏ đi được chất lên xe tải.

Tất
cả đồ đạc bỏ đi được chất lên xe tải.

Những món đồ có giá trị được gói ghém lại cho gia đình cụ già, những người dọn dẹp làm một nghi lễ giản dị để tưởng nhớ vong linh người đã khuất sau khi mọi việc hoàn tất.

Người
phụ nữ cho thuê nhà đến để nhận lại căn hộ đã được dọn dẹp.

Người phụ nữ cho thuê nhà đến để nhận lại căn hộ đã được dọn dẹp.

Người
phụ nữ cho thuê nhà đến để nhận lại căn hộ đã được dọn dẹp.

Người cho thuê nhà cũng đặt một bó hoa tưởng niệm. Chi phí tiền nhà được trả tự động qua tài khoản ngân hàng nên chính bà cũng không biết cụ già thuê nhà của mình đã qua đời cho tới khi được báo tin.

Căn
phòng được khóa lại, chờ người thuê mới.

Căn phòng được khóa lại, chờ người thuê mới.

Tại Nhật hiện giờ có 5 triệu người già sống một mình, tính tới thời điểm hiện tại, đã có khoảng 40.000 người già qua đời trong cô đơn. Một thập kỷ nữa, con số này sẽ còn gia tăng với tốc độ nhanh hơn nữa.


Bích Ngọc
Theo Daily Mail