1. Dòng sự kiện:
  2. Xét tặng danh hiệu NSƯT, NSND lần thứ 10

Cần xác định rõ linh vật nào không phù hợp thuần phong mỹ tục

(Dân trí) - Đà Nẵng đề xuất Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch cần có hướng dẫn cụ thể hơn về các tiêu chí để xác định biểu tượng, tượng linh vật như thế nào là vi phạm thuần phong mỹ tục Việt Nam.

Trên đây là một trong các ý kiến đề xuất của ngành văn hóa Đà Nẵng trong cuộc họp ngày 29/10 về việc thực hiện chủ trương không trưng bày, sử dụng biểu tượng, vật phẩm, linh vật không phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam trên địa bàn thành phố.

Theo ngành văn hóa Đà Nẵng, sau công văn chỉ đạo thực hiện chủ trương trên của Bộ, ngày 19/8, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm đã có văn bản giới thiệu các mẫu tượng linh vật Việt Nam.

Các mẫu này chủ yếu là các mẫu tượng cổ ở các di tích khu vực phía bắc, chưa được lưu hành phổ biến hiện nay. Văn bản này không đưa ra được mẫu linh vật vụ thể vi phạm thuần phong mỹ tục Việt Nam.

Việc xác định rõ biểu tượng, linh vật nào vi phạm thuần phong mỹ thuật là cần thiết để có cơ sở thực hiện chủ trương của Bộ, đồng thời định hướng cho các cơ sở sản xuất kinh doanh đá mỹ nghệ ở địa phương.

Cần xác định rõ linh vật nào không phù hợp thuần phong mỹ tục
Các mặt hàng lân (nghê), sư tử được sản xuất với mẫu mã phong phú, đa dạng ở làng đá mỹ nghệ Non Nước. 

Cần xác định rõ  linh vật nào không phù hợp thuần phong mỹ tục 
Cần xác định rõ  linh vật nào không phù hợp thuần phong mỹ tục 

Các biểu tượng,linh vật vi phạm thuần phong mỹ thuật sau khi được xác định rõ cần truyền thông đại chúng để tránh thông tin sai lệch. Đồng thời, xử lý và định hướng các trang web đang quảng bá thiếu căn cứ khoa học về phong thủy và vật phẩm phong thủy.

Ngoài ra, theo Sở VHTTDL Đà Nẵng, cần nghiên cứu để có hướng dẫn quy trình và cách thức thực hiện chủ trương cho phù hợp với điều kiện thực tế ở địa phương và giảm thiểu tác động của nó tới cuộc sống của nhân dân, đặc biệt là người dân ở làng đá mỹ nghệ Non Nước (Q. Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng).

Trong quá trình thực hiện cần có giải pháp hỗ trợ các hộ sản xuất, kinh doanh, người lao động của làng đá mỹ nghệ Non Nước vượt qua những khó khăn trong thời điểm hiện nay, có điều kiện chuẩn bị chuyển đổi tổ chức sản xuất, kinh doanh trong thời gian tới.

Theo Ban Quản lý Làng đá mỹ nghệ Non Nước, làng nghề hiện nay có hơn 500 cơ sở sản xuất, kinh doanh đá mỹ nghệ với hơn 3000 lao động. Trong hơn 3000 lao động,có khoảng 1000 lao động chuyên chế tác các mặt hàng lân sư. Thị phần và doanh thu của các mặt hàng lân sư chiếm 2/3 của cả làng nghề.

Hiện nay, các mặt hàng lân sư trở nên ế ẩm, làng nghề gặp nhiều khó khăn. Trong hai tháng trở lại đây, rất nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh buộc phải cho thợ nghỉ việc và đóng cửa cơ sở do mặt hàng chính của cơ sở là lân sư không tiêu thụ được.

Các cở đều cho rằng chủ trương của Bộ là đúng đắn và đáng lẽ nên thực hiện từ lâu, tuy nhiên cần có phương thức, có lộ trình chứ không nên bất ngờ như vừa qua. Trong khi các tiêu chí nhận diện sự không phù hợp của các linh vật chưa được cụ thể, thì người tiêu dùng không dám sử dụng tất các loại mặt hàng lân, sư làm đình trệ việc sản xuất, kinh doanh của làng nghề.

Theo báo cáo của Sở VHTTDL Đà Nẵng, qua khảo sát thực tế trên địa bàn thành phố hiện nay chủ yếu sử dụng tượng lân (nghê), sư tử đá mang phong cách tả thực Châu Âu, sư tử đá kiểu Trung Quốc…, tập trung ở các nhà hàng, khách sạn, trung tâm thương mại, chùa.

Tại các di tích, đình làng, về cơ bản không trưng bày, sử dụng, nhận cung tiến các biểu tượng, sản phẩm, linh vật lạ, không phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam

Tại một số cơ quan, công sở có trưng bày sư tử đá mang phong cách tả thực, phong cách Châu Âu

Khánh Hiền