Cận cảnh 3 bảo vật Quốc gia tại Nghệ An

(Dân trí) - Thủ tướng Chính phủ vừa có quyết định công nhận 24 hiện vật là bảo vật Quốc gia đợt 6 năm 2017. Trong đó, 3 hiện vật được công nhận là bảo vật hiện đang lưu giữ tại bảo tàng tỉnh Nghệ An.

3 hiện vật vừa được công nhận là bảo vật Quốc gia năm 2017 gồm: Dao găm cán tượng rắn ngậm chân voi (Niên đại: 2000 - 2500 năm cách ngày nay); Muôi có cán hình tượng voi (Niên đại: 2000 - 2500 năm cách ngày nay); Hộp đựng xá lị Tháp Nhạn (Niên đại: Thế kỷ VII - VIII).

3 hiện vật vừa được công nhận là bảo vật Quốc gia trên có giá trị văn hoá - lịch sử quý hiếm. Đặc biệt hộp đựng xá lị Tháp Nhạn được tìm thấy trong quá trình khai quật di chỉ Tháp Nhạn (xã Hồng Long, huyện Nam Đàn). Theo các tài liệu có ở Bảo tàng Nghệ An, niên đại của Tháp Nhạn được xây dựng vào thời Đường, nửa đầu thế kỷ VII. Việc khai quật được Xá lị Đức Phật Thích ca tại đây đã cho thấy lịch sử Phật giáo có mặt ở Nghệ An khá sớm.

Video cận cảnh 3 bảo vật Quốc gia đang lưu giữ tại bảo tàng tỉnh Nghệ An.

Trong Quyết định công nhận bảo vật quốc gia, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp nơi có bảo vật quốc gia; các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ; người đứng đầu ngành, tổ chức được giao quản lý bảo vật quốc gia được công nhận trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình thực hiện việc quản lý đối với bảo vật quốc gia theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa.

Một số hình ảnh cận cảnh về 3 hiện vật vừa được công nhận là bảo vật Quốc gia do PV Dân trí ghi lại:

Hộp đựng xá lị Tháp Nhạn được tìm thấy trong quá trình khai quật di chỉ Tháp Nhạn (xã Hồng Long, huyện Nam Đàn).
Hộp đựng xá lị Tháp Nhạn được tìm thấy trong quá trình khai quật di chỉ Tháp Nhạn (xã Hồng Long, huyện Nam Đàn).
Hộp đựng xá lị có hình chữ nhật với 2 phần là thân hộp và nắp hộp. Xung quanh nắp có trang trí bằng hoa văn cúc tròn 6 cánh và ở thân hộp có trang trí hoa văn hoa sen cách điệu.
Hộp đựng xá lị có hình chữ nhật với 2 phần là thân hộp và nắp hộp. Xung quanh nắp có trang trí bằng hoa văn cúc tròn 6 cánh và ở thân hộp có trang trí hoa văn hoa sen cách điệu.
Hộp đựng xá lị này có kích thước dài 8cm, rộng 5cm và cao 5,5cm, nặng 200g. Hộp đựng xá lị có hình chữ nhật với 2 phần là thân hộp và nắp hộp. Niên đại của hiện vật này khoảng thời kỳ Bắc thuộc, thế kỷ VII - VIII (nhà Đường).
Hộp đựng xá lị này có kích thước dài 8cm, rộng 5cm và cao 5,5cm, nặng 200g. Hộp đựng xá lị có hình chữ nhật với 2 phần là thân hộp và nắp hộp. Niên đại của hiện vật này khoảng thời kỳ Bắc thuộc, thế kỷ VII - VIII (nhà Đường).

Hiện vật được trang trí bằng hoa văn cúc tròn 6 cánh ở nắp và ở thân hộp có trang trí hoa văn hoa sen cách điệu.

Hiện vật được trang trí bằng hoa văn cúc tròn 6 cánh ở nắp và ở thân hộp có trang trí hoa văn hoa sen cách điệu.

Xá lị là một khái niệm của Phật giáo để chỉ một phần tinh cốt còn lại của Đức Phật sau khi thiêu xong lưu truyền cho hậu thế. Việc phát hiện hộp đựng xá lị - bảo vật Quốc gia có giá trị đặc biệt về lịch sử, văn hoá và nghệ thuật, giúp các nhà khoa học có thêm cứ liệu để nghiên cứu cách thức mai táng hoàn chỉnh của Phật giáo ở Việt Nam.
Xá lị là một khái niệm của Phật giáo để chỉ một phần tinh cốt còn lại của Đức Phật sau khi thiêu xong lưu truyền cho hậu thế. Việc phát hiện hộp đựng xá lị - bảo vật Quốc gia có giá trị đặc biệt về lịch sử, văn hoá và nghệ thuật, giúp các nhà khoa học có thêm cứ liệu để nghiên cứu cách thức mai táng hoàn chỉnh của Phật giáo ở Việt Nam.
Bảo vật này được Viện Khảo cổ học kết hợp với Bảo tàng Nghệ Tĩnh khai quật năm 1985 - 1986.
Bảo vật này được Viện Khảo cổ học kết hợp với Bảo tàng Nghệ Tĩnh khai quật năm 1985 - 1986.
Bảo vật Dao găm cán tượng rắn ngậm chân voi có chiều dài 12,3cm, chiều rộng 3,5cm, thu được tại di chỉ khảo cổ học Làng Vạc (thị xã Thái Hoà) trong đợt khai quật lần thứ I, năm 1973.
Bảo vật Dao găm cán tượng rắn ngậm chân voi có chiều dài 12,3cm, chiều rộng 3,5cm, thu được tại di chỉ khảo cổ học Làng Vạc (thị xã Thái Hoà) trong đợt khai quật lần thứ I, năm 1973.
Hiện vật này có 2 phần gồm lưỡi và chuôi. Lưỡi dao mỏng, dài 5,5cm, hình giống hình tam giác. Mũi dao nhọn, hai đầu chắn tay có hình râu bướm. Phần chuôi dao dài 6,8cm. Đặc biệt phần chuôi có hình hai con rắn thân tròn xoắn lấy nhau. Miệng rắn mở to, có đôi mắt lồi và 2 con rắn đang há miệng đỡ lấy cặp chân sau và cặp chân trước của một con voi.
Hiện vật này có 2 phần gồm lưỡi và chuôi. Lưỡi dao mỏng, dài 5,5cm, hình giống hình tam giác. Mũi dao nhọn, hai đầu chắn tay có hình râu bướm. Phần chuôi dao dài 6,8cm. Đặc biệt phần chuôi có hình hai con rắn thân tròn xoắn lấy nhau. Miệng rắn mở to, có đôi mắt lồi và 2 con rắn đang há miệng đỡ lấy cặp chân sau và cặp chân trước của một con voi.
Hiện vật này có niên đại thời văn hoá Đông Sơn, cách ngày nay 2500-2000 năm. Hiện vật thu được tại di chỉ khảo cổ học Làng Vạc (thị xã Thái Hoà) trong đợt khai quật lần thứ I, năm 1973.
Hiện vật này có niên đại thời văn hoá Đông Sơn, cách ngày nay 2500-2000 năm. Hiện vật thu được tại di chỉ khảo cổ học Làng Vạc (thị xã Thái Hoà) trong đợt khai quật lần thứ I, năm 1973.
Hiện vật Muôi đúc tượng voi có chiều dài 18,5cm, đường kính miệng 7,8cm, trọng lượng 200 gram. Hiện vật này được tìm thấy trong mộ vò úp nhau, tại di chỉ khảo cổ học làng Vạc trong đợt khai quật thứ II, năm 1981.
Hiện vật Muôi đúc tượng voi có chiều dài 18,5cm, đường kính miệng 7,8cm, trọng lượng 200 gram. Hiện vật này được tìm thấy trong mộ vò úp nhau, tại di chỉ khảo cổ học làng Vạc trong đợt khai quật thứ II, năm 1981.
Hiện vật này có 2 phần, phần để múc và cán. Phần để múc sâu lòng, có thủng một lỗ đã đuược người xưa hàn đồng lại. Phần cán muôi dẹt dài 11,5cm, rộng 4,6cm. Trên cùng của đầu cán có đúc tượng voi, trên lưng voi và ván có khắc hoa văn gân lá rất đẹp.
Hiện vật này có 2 phần, phần để múc và cán. Phần để múc sâu lòng, có thủng một lỗ đã đuược người xưa hàn đồng lại. Phần cán muôi dẹt dài 11,5cm, rộng 4,6cm. Trên cùng của đầu cán có đúc tượng voi, trên lưng voi và ván có khắc hoa văn gân lá rất đẹp.
Hiện vật này có niên đại thời Văn hoá Đông Sơn, cách ngày nay khoảng 2500-2000 năm.
Hiện vật này có niên đại thời Văn hoá Đông Sơn, cách ngày nay khoảng 2500-2000 năm.

Nguyễn Duy