1. Dòng sự kiện:
  2. phim "Đào, phở và piano" gây sốt, cháy vé
  3. Xét tặng danh hiệu NSƯT, NSND lần thứ 10

Ca trù- âm thanh của truyền thống giữa lòng phố cổ

(Dân trí) - Ca trù là một loại hình nghệ thuật độc đáo ở miền Bắc, thịnh hành từ thế kỉ 15 sau khi có cây đàn đáy do Đinh Lễ sáng chế nên, vào tháng 10/2009, ca trù đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể.

Song cùng với thời gian, hiện nay tại Hà Nội chỉ còn khoảng 5 CLB ca trù là còn duy trì hoạt động.

Ca trù được thế giới biết đến lần đầu tiên qua tiếng hát của nghệ nhân Quách Thị Hồ. Ca trù đặc biệt ở chỗ nó không dành cho những người nghệ sĩ mà dành cho những vị khán giả hay còn gọi là quan viên.

Trong quá khứ, những người chơi trống trầu là những người rất giàu có và am hiểu về thơ ca cũng như nghệ thuật ca trù. Họ sẽ mời ca nương, kép đàn về nhà của mình biểu diễn và mời bạn bè đến thưởng thức. Những người tới dự có thể làm thơ và gửi cho cô đào hát ngay mà không cần phải có thời gian luyện tập từ trước.

Ba tiếng “tong tong tong” trước mỗi lần biểu diễn chính là lời mời của các quan viên, mời gọi các ca nữ bắt đầu diễn tấu. Sau khi đào nương hát xong, sẽ có những chiếc thẻ tre được rơi vào thau đồng đã được chuẩn bị sẵn như là lời khen ngợi của quan viên dành cho kép hát. Đến cuối chương trình, những chiếc thẻ tre này sẽ được đổi ra tiền, trên mỗi chiếc thẻ tre sẽ ghi mệnh giá số kiền ca nương kép đàn được nhận, đó chính là lí do thúc đẩy ca trù tồn tại đến ngày hôm nay.

Cái tên “Ca trù” cũng bắt nguồn từ đó, “ca” nghĩa là hát, còn “trù” chính là những chiếc thẻ tre này.

Ca trù- âm thanh của truyền thống giữa lòng phố cổ

Ca nương Phạm Thị Huệ, Giảng viên môn Nghệ thuật tỳ bà tại Nhạc viện Hà Nội, đại diện thứ 3 của Việt Nam nhận danh hiệu Nghệ nhân Thế giới đang biểu diễn ca trù cho quan khách.

Nhạc cụ rất quan trọng trong ca trù do người ca nương thể hiện đó là cỗ phách. Cỗ phách được làm bằng gỗ, đôi khi bằng tre, gồm bàn phách và lá phách. Thông thường một bộ gõ trên Thế giới chỉ sử dụng 2 chiếc dùi để chơi nhưng bộ gõ của ca trù lại có đến 3 dùi. Hai dùi nhỏ luôn luôn chập làm một khi gõ gọi là phách con, chiếc phách tròn còn lại được gọi là phách cái. Khi phách con và phách cái chơi sẽ tạo nên những âm thanh rất khác biệt. Người chơi cỗ phách trong suốt quá trình diễn tấu sẽ ngẫu hứng tạo nên những tiết tấu cỗ phách.

Nhạc cụ thứ hai đó chính là đàn đáy, đàn chỉ sử dụng trong nghệ thuật ca trù và chỉ có duy nhất tại Việt Nam. Đàn đáy có cần đàn dài khoảng 1,2 m, với 3 dây. Có thể nói đây là cây đàn có cần đàn dài nhất trên thế giới. Một kỹ thuật rất đặc biệt của cây đàn đáy mà không bất kì đàn nào có thể làm được đó chính là ngón chùn. Thông thường với những cây đàn dây gẩy cùng loại, khi người chơi kéo sợi dây căng ra sẽ khiến cho âm thanh cao hơn, tuy nhiên, ngoài kĩ thuật đó ra thì đàn đáy có thể làm được điều ngược lại, đó chính là lí do vì sao cần đàn lại dài như vậy.

Tại Hà Nội hiện nay, có khoảng 5 Giáo phường, CLB Ca trù vẫn còn hoạt động đó là CLB Ca trù Chanh thôn, CLB Ca trù Hà Nội, Giáo phường ca trù Lỗ Khê, Giáo phường ca trù Thăng Long và Giáo phường ca trù Thái Hà.

Ca trù- âm thanh của truyền thống giữa lòng phố cổ


Ca trù- âm thanh của truyền thống giữa lòng phố cổ


Ca trù- âm thanh của truyền thống giữa lòng phố cổ

Một buổi biểu diễn của CLB Ca trù Thăng Long tại Ngôi nhà Di sản. Tuy không gian khá chật nhưng bao giờ cũng có đông khách đến thưởng thức ca trù.

Du khách để lại cảm nghĩ sau khi kết thúc buổi diễn.

Du khách để lại cảm nghĩ sau khi kết thúc buổi diễn.

Trong các CLB trên, nổi bật và hoạt động thường xuyên nhất có thể kể đến là CLB Ca trù Thăng Long, được thành lập từ năm 2006 và tồn tại đến bây giờ. Ca trù Thăng Long nhận được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu âm nhạc hàng đầu như Giáo sư Tô Ngọc Thanh, Giáo sư Trần Văn Khê, Phó Giáo sư - Tiến sĩ Vũ Nhật Thăng, nhà nghiên cứu Đặng Hoành Loan … Không chỉ đơn thuần là biểu diễn mà CLB Ca trù Thăng Long còn nghiên cứu chuyên sâu và định hướng phát triển loại hình nghệ thuật truyền thống này.

Nếu có ai đã từng một lần đi xem hát ca trù hẳn sẽ bị ấn tượng bởi giọng hát, phong thái của những nghệ sĩ hát ca trù. Những giai điệu “Hát ru”, “Hát nói”, “Tỳ bà hành, “Lại say” … khiến bao người mê mẩn. Dù trải qua nhiều biến cố thăng trầm, nhưng vẫn còn rất nhiều nghệ sĩ quyết gìn giữ và phát triển, để cho Ca trù ngày càng được nhiều người Việt cũng như bạn bè Quốc tế biết đến nhiều hơn.

Hương Ngân