Giao lưu âm nhạc kỷ niệm 20 năm bình thường hóa quan hệ Việt - Mỹ:
Buổi giao lưu âm nhạc thắt chặt tình cảm giữa cố đô Huế và Mỹ
(Dân trí) - Đêm 14/3 tại Học viện Âm nhạc Huế (TP Huế) đã diễn ra đêm giao lưu âm nhạc đánh dấu kỷ niệm 20 năm bình thường hóa quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ.
Chương trình nhạc hội được chia làm 2 phần: Phần I là các tiết mục hòa tấu mang âm hưởng dân tộc như Đồng vọng (dàn nhạc dân tộc), Cung đàn đất nước (độc tấu đàn bầu), Xuân về trên bản Mèo (độc tấu sáo trúc) đến từ dàn nhạc của Học Viện Âm Nhạc Huế .
Phần II lại là những bản giao hưởng, hợp xướng du dương đến từ các nhạc công của Học Viện Phillips Exeter. Như Giao hưởng số 104, giọng Rê trưởng, London” của Joseph Haydn (1732-1809), Chương I: Adagio – Allegro, I am the Rose of Sharon, sáng tác: William Billings (1746-1800). Tác phẩm 2: Unicornis Captivatur, sáng tác: Ola Gjeilo (b.1978)…
Và phần giao lưu nghệ thuật giữa Học viện Âm nhạc Huế và Học viện Phillips Exeter với các bài giao hưởng nước ngoài. Kết thúc là bài Trống cơm (dân ca Việt Nam) giữa 2 học viện đã thắt chặt tình đoàn kết của buổi giao lưu.
Video (Bản hợp xướng Motet - Veni Sancte Spiritus, K.47 của W.A.Mozart):
Ông Thomas Hassan, Hiệu trưởng Học viện Âm nhạc Phillips Exeter cho hay, cơ hội hợp tác như thế này sẽ giúp gia tăng sự thấu hiểu lẫn nhau, giúp kết nối, lan tỏa tri thức – những điều này sẽ rất cần thiết để nuôi dưỡng khả năng tư duy cho giới trẻ và giúp hình thành những nhà lãnh đạo hiệu quả trong tương lai. “Học cách tận hưởng âm nhạc, chúng tôi hy vọng rằng khi bạn thưởng thức mỗi một tác phẩm sẽ nhận ra thông điệp hòa bình cho ngày mai ẩn chứa trong đó”.
Đại diện Học viện Âm nhạc Phillips Exeter gửi đến Học viện Âm nhạc Huế món quà lưu niệm trước giờ diễn
Dàn nhạc của Học viện Âm nhạc Phillips Exeter
Đêm nhạc thu hút nhiều khán giả đến thưởng thức
Nhạc công cung đình Huế
Nhiều tiết mục mang đậm màu sắc dân tộc Việt Nam và cố đô Huế
Phần biểu diễn chung giữa 2 nhạc viện
Những nhạc công đến từ Mỹ đã đem đến một đêm nhạc tuyệt vời, thắt chặt tình cảm thông qua văn hóa giữa 2 đất nước
Thành Nhân – Đại Dương