TP Huế:

Bồi hồi xem kỷ vật một thời Huế sau ngày giải phóng

(Dân trí) - Tại trưng bày chuyên đề “Huế 40 năm- một chặng đường phát triển (1975-2015)” tại Bảo tàng Văn hóa Huế, đường Lê Lợi, người xem đã không khỏi bồi hồi khi nhìn thấy những đồ vật mang đầy dấu ấn hoài niệm sau ngày giải phóng.

Huế chính thức được giải phóng vào ngày 26/3/1975. Sau niềm vui, toàn tỉnh bắt tay vào việc tái thiết từ mặt vĩ mô cho tới vi mô. Quan trọng nhất lúc bấy giờ là phát triển kinh tế trên toàn diện bởi khó khăn chồng chất trước mắt.

Những tem phiếu, đồ dùng trong nhà thời bấy giờ như bàn ủi than, thau nhôm, đĩa sứ, ly uống nước có nắp đậy, xe đạp… là những kỷ vật rất có giá trị của một thời khó khăn, nghèo khổ. Chính các kỷ vật ấy đã đi cùng năm tháng suốt thời kỳ bao cấp với người dân cố đô, để cho Huế một diện mạo mới như hôm nay.

Được biết, cán bộ Bảo tàng Văn hóa Huế đã liên hệ với các phường, các nhà nghiên cứu Huế, những người yêu và có tâm huyết với Huế để vận động hiến tặng hoặc cho mượn hiện vật. Một số gia đình ở Huế đã nhiệt tình hiến tặng kỷ vật cho bảo tàng, ghi lại thêm những thông tin để làm “sống dậy” một thời đáng nhớ nhất đối với họ.

Triển lãm mang đến công chúng 115 tư liệu, hình ảnh và 50 tài liệu, hiện vật, tập trung vào hai thời kỳ chính trong chặng đường 40 năm qua: Huế sau giải phóng (1975-1985) và Huế thời kỳ đổi mới, hội nhập và phát triển (1986-2015). Triển lãm sẽ mở cửa đến hết tháng 4/2015.




Phòng trưng bày tại Bảo tàng Văn hóa Huế

Phòng trưng bày tại Bảo tàng Văn hóa Huế
Phích nước sôi

Phích nước sôi
Khay nhôm tráng men

Khay nhôm tráng men
Ca uống nước nhưng đã mất nắp... tất cả đã cũ kỹ nhưng lưu dấu một thời kỷ niệm khó phai

Ca uống nước nhưng đã mất nắp... tất cả đã cũ kỹ nhưng lưu dấu một thời kỷ niệm khó phai
Xe đạp cổ

Xe đạp cổ cùng túi xách treo ngang vành và mũ cối là phương tiện hữu dụng nhất thời sau giải phóng
Bàn ủi con gà dùng than

Bàn ủi con gà dùng than
Điện thoại, một phương tiện liên lạc xa xỉ

Điện thoại, một phương tiện liên lạc xa xỉ
Điện thoại, một phương tiện liên lạc xa xỉ

Chiếc thau nhôm sứt mẻ đã mấy chục năm gắn bó với chủ, được tới bảo tàng để chứng minh một thời đầy hoài niệm
Chiếc cối xay lúa vẫn được dùng sau giải phóng 1975

Chiếc cối xay lúa vẫn được dùng sau giải phóng 1975
Những tờ tiền cũ

Những tờ tiền cũ in khuôn mặt Bác Hồ thân thương
Sổ mua hàng năm 1976 của 2 hộ: hộ 3 người và hộ 6 người

Sổ mua hàng năm 1976 của 2 hộ: hộ 3 người và hộ 6 người
Sổ mua lương thực, tổng nhà 4 người được mua 40 lương thực: cha mẹ mỗi người 13, 2 con mỗi cháu 7

Sổ mua lương thực, tổng nhà 4 người được mua 40 lương thực: cha mẹ mỗi người 13, 2 con mỗi cháu 7
Sổ mua lương thực, tổng nhà 4 người được mua 40 lương thực: cha mẹ mỗi người 13, 2 con mỗi cháu 7

Phiếu mua xăng mô tô, xe máy và phiếu mua phụ tùng xe đạp... tất cả vào hồi bao cấp đều dùng chủ yếu tem phiếu để quản lý chặt chẽ việc mua bán
Phiếu cung cấp thịt cơ động năm 1982 với trị giá 1 kg thịt cho quân nhân

Phiếu cung cấp thịt cơ động năm 1982 với trị giá 1 kg thịt cho quân nhân
Người dân Huế đi mua lương thực tại một cửa hàng

Người dân Huế đi mua lương thực tại một cửa hàng
Người dân Huế đi mua lương thực tại một cửa hàng

Rất nhiều người dân Huế sau giải phóng tích cực đi gửi công trái ích nước lợi nhà
Người dân Huế đi mua lương thực tại một cửa hàng

Ngành dược Huế sản xuất thuốc bổ philatop - một thuốc rất cần cho trẻ em còi cọc, người ốm yếu, suy dinh dưỡng thời bấy giờ
Người dân Huế đi mua lương thực tại một cửa hàng

Hơn 3 vạn dân TP Huế xuống đường chào mừng thành công Đại hội Đảng lần thứ IV, tháng 12/1976. Những hình ảnh trong phòng trưng bày phần nào bổ trợ thêm không gian hiện vật, cho người xem thấy một bức tranh toàn cảnh, sinh động thêm về người Huế sau ngày giải phóng

Đại Dương