Bị xử phạt, phim 18+ “Căn hộ số 69” khó có tập 2
Ngay sau khi phát hành, bộ phim 18+ “Căn hộ số 69” đã nhận được những phản hồi không tốt từ dư luận. Nhạt, nhảm, tục tĩu, tự gắn mác phim người lớn là những vấn đề được dư luận bàn tới trong những ngày qua.
Ngày 25/6, sau những phản ứng gay gắt của dư luận, Bộ VHTTDL chính thức có buổi họp báo và đưa ra quyết định xử phạt êkíp làm phim vì đã vi phạm Luật Điện ảnh. Và chắc chắn, “Căn hộ số 69” sẽ khó có tập 2, chứ chưa nói đến những ấp ủ của vị đạo diễn trẻ về một bộ phim sẽ mở màn trào lưu phim người lớn ở Việt Nam.
Poster "Căn hộ số 69" với hình ảnh nóng bỏng của các diễn viên.
Những cảnh quay "khó hiểu" trong tập đầu của "Căn hộ số 69".
Hàng loạt những vụ việc như clip quảng cáo phản cảm của Ngọc Trinh, ca khúc có ca từ dung tục xuất hiện ngày càng nhiều và được phát hành tràn lan trên mạng đã cho thấy sự buông lỏng trong khâu quản lý văn hóa trong thời gian qua.
Poster "Căn hộ số 69" với hình ảnh nóng bỏng của các diễn viên.
Ngày 5/6, tập đầu tiên của sitcom “Căn hộ số 69” của đạo diễn Trần Nguyễn Bảo Nhân chính thức phát hành và được tung lên Youtube. Êkíp làm phim, nhà sản xuất Nam Cito cũng đã có những chiến dịch PR rầm rộ. Hai nhân vật nữ chính đều là những hotgirl đình đám - Ngọc Thảo, Sĩ Thanh, tích cực tung những hình ảnh nóng bỏng để thu hút dư luận.
Và đúng như mong đợi của nhà sản xuất, sau một tuần phát hành, “Căn hộ số 69” đã thu hút hơn 1,2 triệu lượt xem và đến nay đã hơn gần 3 triệu lượt. Nhưng những gì đọng lại về bộ phim dán nhãn 18+ đầu tiên ở Việt Nam này là nhạt, hài nhảm và tục tĩu. Những diễn viên trẻ khẳng định mình đã đủ 18 tuổi để biết đang làm gì và sẽ truyền dạy, nói chuyện về giới tính, sex và tâm lý với giới trẻ.
Nói đến điều này lại nhớ đến bộ phim truyền hình “Hoa nắng” của đạo diễn Đặng Minh Quang phát sóng trên khung giờ vàng của VTV3 vài năm trước. Cũng hướng đến việc phản ánh đúng tâm lý giới trẻ, nên đạo diễn “bê” nguyên cảnh ăn chơi thác loạn, tiệc tùng vào phim. Thời điểm đó, bộ phim cũng làm dậy sóng dư luận và bị chỉ trích là có những hình ảnh phản cảm, ảnh hưởng xấu đến tâm lý của các em đang tuổi cắp sách đến trường.
Nhiều nhà sản xuất phim lâu nay cứ lầm tưởng việc phản ánh đúng sự thật cuộc sống đến mức trần trụi như diễn cảnh thủ dâm, nói chuyện giường chiếu mới là hướng đến giá trị chân - thiện - mỹ, đến những góc khuất trong tâm lý con người. Còn khán giả thì cho rằng, đây chỉ là những cách dùng chuyện sex, cảnh nóng như thứ gia vị để câu khách.
Những cảnh quay "khó hiểu" trong tập đầu của "Căn hộ số 69".
Với 20 phút mỗi tập phim, nếu đạo diễn trẻ hy vọng “Căn hộ số 69” sẽ là bộ phim phản ánh đúng tâm sinh lý giới trẻ, mở màn trào lưu phim người lớn ở Việt Nam - một lĩnh vực nhạy cảm và thường bị né tránh vì sợ định kiến, thì khán giả lại cho rằng phim cổ súy cho lối sống bệnh hoạn, lệch lạc, chứ chưa nói đến việc vi phạm pháp luật.
Theo các nhà quản lý văn hóa, “Căn hộ số 69” đã không tuân thủ thực hiện khâu kiểm duyệt trước khi phát hành trên Internet, tự dán mác 18+ mà đáng lẽ phải là công việc của Hội đồng thẩm định phim. Hơn nữa, phim có nhiều cảnh nhạy cảm dung tục, đưa câu chuyện giường chiếu và vấn đề tình dục đầy lệch lạc, ảnh hưởng không tốt đến giới trẻ.
Về việc này, những người tham gia sản xuất phim lại cho rằng, phim không hề dung tục như người ta nghĩ. “Chúng tôi tự thấy phim của mình chẳng có gì phản cảm. Trong phim không có cảnh quan hệ, không hề lộ vùng “cấm”, vậy có được coi là nhạy cảm? Nếu thực sự có cảnh quay phản cảm, chưa cần khán giả phản ứng, Youtube cũng đã tự chặn phim rồi” - đạo diễn Trần Nguyễn Bảo Nhân tỏ ra bức xúc khi bị cơ quan quản lý “tuýt còi” và cho biết cả êkíp đã không còn nhiệt huyết để sản xuất tiếp tập 2.
Hàng loạt những vụ việc như clip quảng cáo phản cảm của Ngọc Trinh, ca khúc có ca từ dung tục xuất hiện ngày càng nhiều và được phát hành tràn lan trên mạng đã cho thấy sự buông lỏng trong khâu quản lý văn hóa trong thời gian qua.
Chắc chắn buổi họp báo trong vài giờ tới sẽ rất căng thẳng, vì Bộ VHTTDL sẽ phải trả lời rất nhiều thắc mắc của dư luận liên quan đến vấn đề “xưa như trái đất” là lỗ hổng pháp lý trong việc quản lý và xử phạt các vi phạm trong hoạt động văn hóa. Bởi liên tiếp gần đây, các cơ quan có chức năng tham mưu của Bộ như Cục Nghệ thuật biểu diễn, rồi nay là Cục Điện ảnh, đều gặp khó khăn trong việc đưa ra quyết định xử phạt các vụ việc phạm luật vì “sờ đâu cũng thiếu luật”.
Đặc biệt, Bộ sẽ phải bàn tới việc kiểm duyệt và các quy định về việc phát hành các sản phẩm điện ảnh trên Internet – một chuyện lâu nay vẫn được thả lỏng hoặc do chồng chéo trách nhiệm nên không bị xử lý.
Việc quản lý các hoạt động, sản phẩm văn hóa là việc của Bộ VHTTDL, nhưng khi được tung, phát hành trên Internet, được các trang mạng đăng tải tràn lan lại thuộc về thẩm quyền của Bộ Thông tin-Truyền thông.
Thế mới có chuyện, các ca khúc tục tĩu, video quảng cáo phản cảm, nay là phim có nội dung nhạy cảm, đều được tung tự do lên mạng, chỉ đến khi dư luận lên tiếng, phanh phui thì người sản xuất, phát tán mới bị “sờ gáy”.
Theo Đặng Chung