1. Dòng sự kiện:
  2. phim "Đào, phở và piano" gây sốt, cháy vé
  3. Xét tặng danh hiệu NSƯT, NSND lần thứ 10

Bí mật đằng sau những bức ảnh “lạnh gáy”

(Dân trí) - Sau khi biết được bí mật đằng sau những bức ảnh tưởng như rất bình thường dưới đây, bạn sẽ cảm thấy sửng sốt, thậm chí… “lạnh gáy”.

Những bức ảnh dưới đây phản ánh một thói quen kỳ quái nhưng từng rất phổ biến ở phương Tây hồi thế kỷ 19, đó là… chụp ảnh chân dung cho người vừa mới qua đời như một nghi thức tưởng nhớ.

Thời này, chụp ảnh vẫn còn là dịch vụ xa xỉ, những con người bình dân thường chỉ chụp ảnh vài lần trong đời. Các nhiếp ảnh gia lúc này cũng đồng thời là… thợ hóa trang, khi được mời tới chụp hình người vừa mới qua đời, họ phải cố gắng làm sao để người quá cố trông… như thể đang còn sống để sau này, bức ảnh tưởng niệm có thể đưa vào cuốn “album” của gia đình.

Những bức ảnh tưởng niệm luôn có tiêu chí cao nhất là làm sao cho nhân vật xuất hiện trong ảnh trông như thể đang… còn sống.
Những bức ảnh tưởng niệm luôn có tiêu chí cao nhất là làm sao cho nhân vật xuất hiện trong ảnh trông như thể đang… còn sống.

Người phụ nữ trong ảnh có tên Della Powell. Bà Della sinh sống ở hạt Crockett, bang Tennessee, Mỹ. Bà qua đời năm 1894, thọ 54 tuổi, sinh thời vốn là một nông dân.
Người phụ nữ trong ảnh có tên Della Powell. Bà Della sinh sống ở hạt Crockett, bang Tennessee, Mỹ. Bà qua đời năm 1894, thọ 54 tuổi, sinh thời vốn là một nông dân.

Người mẹ chụp bên con gái vừa qua đời hồi năm 1904. Phải hiểu rằng, thời này, chụp ảnh vẫn còn là điều xa xỉ, mỗi người thường chỉ chụp ảnh vài lần trong đời, phần do chi phí chụp ảnh lúc này cũng còn rất cao. Thời này, khi một người nằm xuống, để ghi nhớ hình ảnh người thân trong những ngày tháng cuối đời, người nhà mời thợ chụp ảnh đến.
Người mẹ chụp bên con gái vừa qua đời hồi năm 1904. Phải hiểu rằng, thời này, chụp ảnh vẫn còn là điều xa xỉ, mỗi người thường chỉ chụp ảnh vài lần trong đời, phần do chi phí chụp ảnh lúc này cũng còn rất cao. Thời này, khi một người nằm xuống, để ghi nhớ hình ảnh người thân trong những ngày tháng cuối đời, người nhà mời thợ chụp ảnh đến.

Bức ảnh chụp người phụ nữ có tên Mary Maria Stuart hồi năm 1885. Các bức ảnh tưởng niệm này sau đó sẽ được đưa vào cuốn “album” của gia đình, nên các thợ chụp ảnh thường thực hiện làm sao để người quá cố trông như thể đang còn sống, hay đang chìm vào một giấc ngủ sâu.
Bức ảnh chụp người phụ nữ có tên Mary Maria Stuart hồi năm 1885. Các bức ảnh tưởng niệm này sau đó sẽ được đưa vào cuốn “album” của gia đình, nên các thợ chụp ảnh thường thực hiện làm sao để người quá cố trông như thể đang còn sống, hay đang chìm vào một giấc ngủ sâu.

Thực tế, ở thời này, mỗi người chỉ có vài bức ảnh trong đời, được chụp vào những dịp thật đặc biệt. Những bức ảnh tưởng niệm được xem là niềm an ủi, là ký ức sau cùng về một người thân quá cố.

Những phương pháp chụp ảnh đầu tiên đã xuất hiện từ cuối thập niên 1830, mặc dù vậy, công cuộc để đưa việc chụp ảnh vào đời sống đại chúng cần một khoảng thời gian khá dài. Trước đó, cách duy nhất để ghi lại chân dung một người chính là đặt hàng họa sĩ đến vẽ chân dung. Nhưng cách này vừa mất nhiều thời gian vừa đắt tiền. Việc chụp ảnh đã giúp tầng lớp trung lưu có thể ghi lại chân dung người thân yêu quá cố.

Thực tế, ảnh chụp thời này có thể được vẽ tay thêm vào, vì vậy, tùy thuộc vào đẳng cấp của người thợ chụp ảnh mà mỗi bức ảnh đạt được một mức độ chân thực khác nhau về diện mạo của người đã khuất.

Thường người ta tô thêm vào đôi mắt để tạo nên hiệu ứng như thể nhân vật chính vẫn đang có một ánh nhìn “có hồn”. Ngoài ra, thường người ta tô màu ánh hồng thêm vào đôi môi và hai má của nhân vật.

Bích Ngọc
Theo Daily Mail