Kỷ niệm 26 năm ngày mất Lưu Quang Vũ:

Bâng khuâng “Mùa hạ cuối cùng”

(Dân trí) - Trong loạt 5 đêm kịch Lưu Quang Vũ, đêm đầu và đêm cuối trời đều mưa. Chào đón anh và tạm biệt anh là những cơn mưa thu Hà Nội. Đêm 1/9, vở diễn “Mùa hạ cuối cùng” đã kết thúc thành công chuỗi 5 đêm khán giả được sống cùng kịch Lưu Quang Vũ.

“Mùa hạ cuối cùng” không đậm chất hài, cũng không nặng chất bi, nó nhẹ nhàng mà thấm thía, đủ để làm một cái kết đẹp. “Mùa hạ cuối cùng” nói về niềm tin - một điều tưởng như đơn giản, tưởng như ai ai cũng hiểu, nhưng thực ra, có khi đi đến cuối cuộc đời, con người ta vẫn phải chiến đấu với bộn bề cuộc sống, với chính lương tâm mình, để không đánh mất niềm tin.

Vang vọng nhiều lần trong vở diễn là câu nói: Thành phố mà chúng ta đang sống chỉ là một cái chấm trên quả địa cầu. Chúng ta cũng chỉ là một cái chấm trong thành phố đó. Mà địa cầu của chúng ta cũng chỉ là một cái chấm trong vũ trụ. Cần gì mà phải gắng sức? Có phải vậy không?

Không! “Mùa hạ cuối cùng” chính là câu trả lời thuyết phục cho “cái tặc lưỡi” thờ ơ, mặc kệ cho mọi sự xảy ra, điều mà nhiều khi chúng ta vẫn bắt gặp trong cuộc sống.

Đảm nhận vai trò đạo diễn, NSƯT Chí Trung đã khéo léo lồng ghép các tình huống gây cười, giúp làm mềm thông điệp đầy tính triết lý của vở kịch. Đây cũng là một vở diễn đặc biệt, có sự kết hợp giữa điện ảnh và sân khấu, khiến cách thể hiện được làm mới, gây hứng thú, bất ngờ cho khán giả.

Đạo diễn - NSƯT Chí Trung từng chia sẻ rằng: “Vấn đề giáo dục hiếm khi đem lại hiệu ứng cao cho khán giả bởi viết về giáo dục rất khó, hay được lại càng khó…”. Tuy vậy, với vở “Mùa hạ cuối cùng”, hiệu ứng đó đã được tạo ra với đủ cung bậc vui buồn, ước vọng và hoài niệm.

Với vai trò đạo diễn kiêm diễn viên trong vở kịch, NSƯT Chí Trung cũng từng chia sẻ: “Người tốt lơ ngơ giữa cuộc đời, người xấu được trang bị tốt. Khi người xấu đông lên và kết lại, sẽ tạo thành nhóm. Bệnh thành tích, gian lận trong thi cử, người tốt bị vùi dập, cái xấu được che đậy… vẫn còn tồn tại nhan nhản trong nền giáo dục hôm nay. Lẽ phải, nhân cách và lòng trung thực phải là những giá trị tuyệt đối. Nếu chúng ta không biết kết đoàn lại tạo thành tiếng chuông, thì 50 năm nữa, vở diễn này vẫn sẽ mang tính thời sự”.

Vở kịch đã ra đời cách đây hơn 30 năm nhưng đề tài về giáo dục thế hệ trẻ vẫn luôn nhức nhối cho tới tận hôm nay. “Mùa hạ cuối cùng” không chỉ là câu chuyện của riêng cậu học trò Châu mà là câu chuyện của chính mỗi chúng ta. Làm sao để chúng ta có thể nâng đỡ những con người trẻ tuổi trong những bước đầu đời với biết bao ước mơ cao đẹp và sự trung thực, thánh thiện?

Nếu nói rằng “Mùa hạ cuối cùng” chỉ nói về việc gian dối trong thi cử là không đủ, thực ra, đó chỉ là cái cớ. Tác phẩm muốn nói về một điều lớn lao hơn, đó là một thế hệ trẻ có nguy cơ bị mất niềm tin vào thầy cô - những kỹ sư tâm hồn, mất đi sự phân định rõ ràng giữa đúng - sai, tốt - xấu, trắng - đen… Một câu thoại vang vọng trong vở kịch: “Châu ơi! Đừng mất niềm tin!...” vừa là lời nhắn nhủ cũng là lời cầu cứu, không chỉ dành riêng cho Châu.

Bên cạnh nội dung của vở kịch, khán giả cũng được sống lại những ký ức một thuở học trò, với tà áo trắng, với cành phượng vĩ đỏ… chạy trên màn hình chiếu bóng. Sự tinh nghịch của các cô cậu học trò, những tình cảm tinh khôi, trong sáng của những cô cậu mới lớn… Kỷ niệm của những mùa hạ xưa cũ khi chia tay mái trường, thầy cô, bè bạn khiến người xem không khỏi xúc động, bâng khuâng.

Những hình ảnh từ vở diễn “Mùa hạ cuối cùng” diễn ra tối ngày 1/9:

“Mùa hạ cuối cùng” - vở diễn của Nhà hát Tuổi trẻ - có sự giao thoa giữa sân khấu và điện ảnh.

“Mùa hạ cuối cùng” - vở diễn của Nhà hát Tuổi trẻ - có sự giao thoa giữa sân khấu và điện ảnh.

“Mùa hạ cuối cùng” kể về Châu (trái), một học sinh giỏi, thông minh và thẳng thắn.

“Mùa hạ cuối cùng” kể về Châu (trái), một học sinh giỏi, thông minh và thẳng thắn.

“Mùa hạ cuối cùng” kể về Châu (trái), một học sinh giỏi, thông minh và thẳng thắn.

Trong buổi thi toán cuối học kỳ năm lớp 12, Châu phát hiện ra mình đã biết trước đề thi, Châu ngay lập tức phản ánh với thầy giáo trông thi.

“Mùa hạ cuối cùng” kể về Châu (trái), một học sinh giỏi, thông minh và thẳng thắn.

Đáp lại sự thẳng thắn, trung thực của Châu là sự nghi ngờ, những câu nói nặng lời của giáo viên coi thi và sự khó chịu của một số bạn bè.

Ngay cả gia đình cũng không ủng hộ sự trung thực, ngay thẳng của Châu.

Ngay cả gia đình cũng không ủng hộ sự trung thực, ngay thẳng của Châu.

Ngay cả gia đình cũng không ủng hộ sự trung thực, ngay thẳng của Châu.

Chỉ có Oanh - cô bạn học thân thiết là ở bên Châu, động viên, an ủi cậu và tin rằng những điều Châu nói là sự thật.

Ngay cả gia đình cũng không ủng hộ sự trung thực, ngay thẳng của Châu.

Ban giám hiệu đã có cuộc họp khẩn, mâu thuẫn trong nội bộ ban giám hiệu và các thầy cô giáo bắt đầu nổ ra.

Ngay cả gia đình cũng không ủng hộ sự trung thực, ngay thẳng của Châu.

Đứng trước danh dự và các danh hiệu của nhà trường, sự phát giác của Châu không được ghi nhận, thậm chí, cậu liền trở thành một học sinh cá biệt, nghênh ngang, ngạo mạn trong mắt nhiều thầy cô. Chỉ có thầy giáo chủ nhiệm là đứng ra bênh vực Châu.

Ngay cả gia đình cũng không ủng hộ sự trung thực, ngay thẳng của Châu.

Sự thực là đề thi học kỳ đó, đã được mẹ của Thời - một học sinh cùng lớp với Châu và thường được Châu kèm học - chạy vạy để có được. Mẹ Thời mua đề những mong giúp con qua được kỳ thi cuối lớp 12. Bà mẹ ấy đã tìm đến Châu, dùng đủ mọi lý lẽ để bắt Châu thề không khai ra sự thật, không làm ảnh hưởng đến con bà.

Ngay cả gia đình cũng không ủng hộ sự trung thực, ngay thẳng của Châu.

Trong lúc thất vọng nhất, Châu đã tìm tới thầy giáo chủ nhiệm. Cậu quá bàng hoàng khi chính thầy giáo - người từng dạy cậu những điều hay lẽ phải - giờ đây lại khuyên cậu rằng: Nhiều khi chúng ta phải nhượng bộ cuộc sống!

Ngay cả gia đình cũng không ủng hộ sự trung thực, ngay thẳng của Châu.

Mất lòng tin vào tất cả, Châu quyết định bỏ nhà ra đi, khiến thầy giáo chủ nhiệm và cô bạn học thân thiết tất tả đi tìm.

Trong lúc đó, Châu tìm tới nhóm bạn ăn chơi để giải khuây.

Trong lúc đó, Châu tìm tới nhóm bạn ăn chơi để giải khuây.

Trong lúc đó, Châu tìm tới nhóm bạn ăn chơi để giải khuây.

Một cô bạn trong nhóm đã rủ Châu đi xem phim. Bộ phim đó đã khiến Châu bức xúc vì trong phần kết, người tốt đã chiến thắng kẻ xấu. Trong cơn bức bối, Châu làm loạn rạp chiếu phim vì cho rằng bộ phim đã dối trá. Cậu bị mời lên gặp công an.

Được công an báo đã tìm thấy Châu, thầy chủ nhiệm và Oanh nhanh chóng đến đón Châu về.

Được công an báo đã tìm thấy Châu, thầy chủ nhiệm và Oanh nhanh chóng đến đón Châu về.

Được công an báo đã tìm thấy Châu, thầy chủ nhiệm và Oanh nhanh chóng đến đón Châu về.

Lúc đầu, Châu còn dằn dỗi, về sau, sự quan tâm của Oanh và những cơn mưa mùa hạ đã nhanh chóng “xí xóa” tất cả, cuốn đi mọi hờn giận, thất vọng, khiến Châu trở lại vui vẻ.

Được công an báo đã tìm thấy Châu, thầy chủ nhiệm và Oanh nhanh chóng đến đón Châu về.

Ở trường, ban giám hiệu đã họp lần hai. Thực hư đằng sau câu chuyện lộ đề đã được phát giác. Sự trong sạch được trả lại cho Châu. Thầy cô, bạn bè đón cậu trở về với những ngày tháng học trò vui vẻ, hồn nhiên cuối cùng còn lại trước khi ra trường.

Được công an báo đã tìm thấy Châu, thầy chủ nhiệm và Oanh nhanh chóng đến đón Châu về.

Vở diễn do các nghệ sĩ của Nhà hát Tuổi trẻ biểu diễn, kết thúc thành công loạt 5 đêm tái dựng kịch Lưu Quang Vũ tại sân khấu thủ đô. Tạm biệt Lưu Quang Vũ và “Mùa hạ cuối cùng”!

Bích Ngọc

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm