1. Dòng sự kiện:
  2. phim "Đào, phở và piano" gây sốt, cháy vé
  3. Xét tặng danh hiệu NSƯT, NSND lần thứ 10

Ba bảo vật Quốc gia quý hiếm được tìm thấy tại Nghệ An

Bài 1: Hộp đựng xá lị Phật duy nhất tìm thấy ở Việt Nam

(Dân trí) - Trong đợt xét công nhận bảo vật quốc gia năm 2017, Nghệ An vinh dự có 3 hiện vật được công nhận là bảo vật quốc gia. Đó là hiện vật Hộp đựng xá lị, Dao găm cán tượng rắn ngậm chân voi và Muôi cán tượng voi. Và chúng ta tìm hiểu vì sao 3 hiện vật đó lại được trở thành bảo vật quốc gia.

Hộp đựng xá lị Phật duy nhất tìm thấy ở Việt Nam từ trước đến nay.
Hộp đựng xá lị Phật duy nhất tìm thấy ở Việt Nam từ trước đến nay.

Hiện vật thứ nhất là Hộp đựng xá lị, thu được trong đợt khai quật di chỉ Tháp Nhạn, xã Hồng Long, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An do Viện Khảo cổ học kết hợp với Bảo tàng Nghệ Tĩnh (nay là Bảo tàng Nghệ An) khai quật năm 1985-1986, là hộp đựng xá lị Phật duy nhất tìm thấy ở Việt Nam từ trước đến nay.

Các nhà khảo cổ học xác định niên đại của hộp đựng xá lị cũng như Tháp Nhạn vào khoảng thế kỷ VII-VIII (nhà Đường) bởi khi khai quật họ tìm được viên gạch có khắc dòng chữ “Trinh Quán lục niên”, tức là viên gạch được làm vào thời Đường, có niên hiệu Trinh Quán năm thứ sáu (năm 632 sau C.N).

Hộp đựng xá lị được làm bằng vàng, có kích thước dài: 8cm; rộng: 5cm; cao: 5,5cm; hình hộp chữ nhật. Ở phần nắp bốn rìa cạnh hơi lõm xuống, giống như rìa mái nhà, trên đỉnh nắp có băng trang trí hoa văn hoa cúc tròn có 6 cánh nhỏ; thân hộp xung quanh trang trí băng hoa văn hoa sen cách điệu.Trong lòng có khoảng 1/3 là than tro, trên bề mặt lớp than tro có hai nửa hình tròn màu trắng đục, trong và mỏng như vỏ trứng gà, đó là xá lị.

Theo từ điển Phật học, xá lị là: “Chỉ chung những gì còn sót lại sau khi thiêu thân Phật Thích Ca hoặc các bậc đắc đạo, thường được thờ trong tháp hoặc chùa chiền”. Hoạt động xây dựng chùa tháp đầu tiên thờ xá lị Phật du nhập vào Việt Nam có nguồn từ Trung Quốc dưới thời vua Tùy Văn Đế.

Với ý muốn sử dụng Phật giáo như một công cụ để thu phục nhân tâm, tái ổn định chính trị xã hội Trung Quốc sau thời kỳ biến động kéo dài và âm mưu sâu xa hơn là nhằm thuần phục Giao Châu - chính quyền của Lý Phật Tử, nhà Tùy đã ban phát xá lị Phật và cho xây dựng bảo tháp ở Giao Châu. Theo Thiền uyển tập anh, sau khi Lưu Phương tiêu diệt chính quyền Lý Phật Tử, dưới sự tiến cử của Lưu Phương, vua Tùy đã chuyển đến Giao Châu năm hòm xá lị.

Các nhà khảo cổ học xác định niên đại của hộp đựng xá lị cũng như Tháp Nhạn vào khoảng thế kỷ VII-VIII (nhà Đường) bởi khi khai quật họ tìm được viên gạch có khắc dòng chữ “Trinh Quán lục niên”, tức là viên gạch được làm vào thời Đường, có niên hiệu Trinh Quán năm thứ sáu (năm 632 sau C.N).
Các nhà khảo cổ học xác định niên đại của hộp đựng xá lị cũng như Tháp Nhạn vào khoảng thế kỷ VII-VIII (nhà Đường) bởi khi khai quật họ tìm được viên gạch có khắc dòng chữ “Trinh Quán lục niên”, tức là viên gạch được làm vào thời Đường, có niên hiệu Trinh Quán năm thứ sáu (năm 632 sau C.N).
Bài 1: Hộp đựng xá lị Phật duy nhất tìm thấy ở Việt Nam - 3

Hộp xá lị được tìm thấy tại Nghệ An được Chính phủ công nhận là bảo vật quốc gia.
Hộp xá lị được tìm thấy tại Nghệ An được Chính phủ công nhận là bảo vật quốc gia.

Năm 604, Pháp Hiền đã nhận 5 hòm xá lị và điệp sắc của nhà Tùy phân phát cho các vùng đất của Giao Châu để xây dựng tháp như: một hòm đặt ở chùa Dâu (602-605), một hòm đặt ở Tường Khánh (Nam Định), một hòm đặt ở Châu Ái (Thanh Hóa), một hòm đặt ở Phong Châu (Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc) và hòm cuối cùng đặt ở đất Châu Hoan (Nghệ An - Hà Tĩnh).

Hộp đựng xá lị phát hiện tại Tháp Nhạn này phải chăng là hòm cuối cùng ấy, niên đại của nó cùng trùng vào thời điểm Pháp Hiền đem 5 hòm xá lị đến đất Giao Châu.

Theo Báo cáo khai quật Tháp Nhạn củaViện khảo cổ học năm 1986, cách thức chôn xá lị như sau: Hộp đựng xá lị được chôn trong một thân cây rỗng lòng, với cách thức chôn đứng. Phía trong lòng cây gỗ là than tro lẫn đất. Một táng thức hoàn chỉnh như vậy rõ ràng có nhiều nét gần gũi với táng tục Việt Nam cổ truyền. Phải chăng có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa táng thức của người thời Đông Sơn với quan tài thân cây khoét rỗng và táng thức hỏa táng - xá lị của Phật giáo Ấn Độ từ xa xưa.

Xét thấy hiện vật Hộp đựng xá lị hội đủ những giá trị đặc biệt về lịch sử, văn hóa và nghệ thuật liên quan đến Phật giáo. Là hiện vật độc bản lần đầu tiên tìm thấy ở Việt Nam, hội đồng xét duyệt đã rất ủng hộ để xếp đây là bảo vật quốc gia.

Hộp đựng xá lị hình chữ nhật, được chia làm hai phần: Nắp hộp và thân hộp.

Nắp hộp: Hình chữ nhật. Ở bốn rìa cạnh của nắp hơi lõm xuống, nhìn tựa

Thân hộp: Hình chữ nhật. Ở các mép cạnh được gò với kỹ thuật cao. Xung quanh thân hộp trang trí băng hoa văn hoa sen cách điệu. Những bông sen cách điệu này được trang trí theo dải băng tạo thành một khung hoa văn chữ nhật. Giữa lòng các ô trống là một mặt phẳng có màu vàng.

Nối liền giữa nắp hộp và thân hộp là một đường gờ mỏng được tán nhỏ, dài rồi uốn theo gờ trong của thân hộp. Sau đó người thợ kim hoàn mới hàn nó vào thân

Trong lòng hộp có khoảng 1/3 là than tro, trên bề mặt lớp than tro có hai nửa hình tròn màu trắng đục, trong và mỏng như vỏ trứng gà, ®ó chính là xá lị. Theo sách “ chia xá lị thành các loại: Xá lị xương có màu trắng, xá lị thịt có màu đỏ, xá lị tóc có màu đen. Nếu như theo cách phân biệt này thì hai viên xá lị này thuộc xá lị xương.

Niên đại: Khoảng thời kỳ Bắc thuộc, thế kỷ VII-VIII (Nhà Đường)

Nhận định này xuất phát từ viên gạch có khắc dòng chữ “Trinh Quán lục niên”, tức là viên gạch được làm vào thời Đường, có niên hiệu Trinh Quán năm thứ sáu (năm 632 sau C.N). Nếu đúng như vậy thì Tháp Nhạn được xây dựng vào đầu thế kỷ 7 sau C.N).

Để củng cố độ tin cậy về niên đại cho Tháp Nhạn, các nhà nghiên cứu còn căn cứ vào các dữ liệu vật chất lấy lên từ lòng tháp, cũng như so sánh kết cấu chân móng, tầng đế và vật liệu xây dựng tháp, thì thấy cấu trúc Tháp Nhạn gần gũi với cấu trúc tháp Champa có niên đại thế kỉ 6-7 sau C.N và cấu trúc các ngôi tháp được xây dựng ở thời Đường (Trung Hoa) thế kỷ 7.

Hiện vật thu được trong đợt khai quật di chỉ Tháp Nhạn, xã Hồng Long, huyện Nam Đàn, Nghệ An do Viện Khảo cổ học, kết hợp với Bảo tàng Nghệ Tĩnh khai quật năm 1985-1986.

Nguyễn Duy - Nguyễn Mai

(còn nữa)