Ảnh chụp những nghề nghiệp kỳ lạ, khó gọi tên nhất thế giới

(Dân trí) - Dưới đây là ảnh chụp lại những công việc kỳ lạ, khó hiểu nhất thế giới, thậm chí, bạn không thể gọi tên cụ thể nghề nghiệp ấy.

Nhiếp ảnh gia người Mỹ Nancy Rica Schiff thường đi khắp nước Mỹ để tìm kiếm những người làm những nghề lạ thường nhất.

Nghề ngửi mùi cơ thể

Bộ ảnh về những nghề nghiệp kỳ lạ, khó gọi tên nhất thế giới


Ở thành phố Cincinnati có phòng thí nghiệm Hilltop đã có lịch sử hoạt động 50 năm. Ở đây, các nhà nghiên cứu tiến hành những cuộc thí nghiệm đối với mùi cơ thể. Trong ảnh là một tình nguyện viên đang được kiểm tra mùi sau khi tham gia một nghiên cứu về chất khử mùi.

Cô Betty Lyons (trái) bắt đầu làm việc tại phòng thí nghiệm này từ cách đây 35 năm, khi đó cô là đối tượng nghiên cứu, tình nguyện sử dụng các sản phẩm khử mùi. Sau đó, cô tiếp tục gắn bó với phòng thí nghiệm và trở thành người chuyên ngửi và đánh giá mùi cơ thể. Đa số những người làm công việc đặc biệt này đều là nữ giới bởi nữ giới có độ nhạy về khứu giác rất tốt.

Lặn tìm bóng golf

Bộ ảnh về những nghề nghiệp kỳ lạ, khó gọi tên nhất thế giới


Nghề của anh Jeffrey Bleim là lặn tìm bóng. Mặc 3 lớp quần áo chống thấm nước, đeo một bộ bình khí nén nặng 20kg, đeo một túi đựng bóng golf có khi lên tới 27kg, Bleim bơi khắp các hồ nước trong các sân golf ở thành phố Kissimmee, bang Florida để nhặt những quá bóng bị đánh hỏng.

Có những ngày Bleim nhặt được tới 5.000 quả bóng. Có tuần đỉnh điểm, anh nhặt được 25.000 quả. Năm ngoái, anh nhặt được 800.000 quả với tổng khối lượng đạt 40 tấn. Những quả bóng này sẽ được đưa tới công ty sản xuất để tái chế và bán lại với giá rẻ hơn. Tiền lương của Bleim tính theo số bóng mà anh nhặt được, tìm thấy một quả sẽ được trả từ 5-10 xu.

Kiểm tra đồ ăn của cún

Bộ ảnh về những nghề nghiệp kỳ lạ, khó gọi tên nhất thế giới


Nghề kiểm tra thức ăn cho cún không dành cho những ai dễ nôn bởi cách duy nhất để biết chất lượng của một món thực phẩm ra sao chính là ăn thử nó. Ở Trung tâm Phân tích Giác quan, thuộc thành phố Manhattan, bang Kansas, bà Patricia Patterson được giao nhiệm vụ phân tích các loại thực phẩm dành cho cún.

Các công ty sản xuất thực phẩm cho cún thường phải nhờ tới những người như bà Patterson để giúp họ hoàn thiện hương vị cho sản phẩm.

Kiểm tra snack khoai tây

Bộ ảnh về những nghề nghiệp kỳ lạ, khó gọi tên nhất thế giới


Nhiệm vụ của một người kiểm tra snack khoai tây là loại ra những miếng bị rán cháy hoặc bị dính vào nhau. Cô Cindy Pina ở thị trấn Hyannis, bang Massachusetts đã làm nghề này trong suốt 12 năm.

Thụ tinh nhân tạo cho bò cái

Bộ ảnh về những nghề nghiệp kỳ lạ, khó gọi tên nhất thế giới


Mỗi ngày, ông Jim O’Neal lại thụ tinh nhân tạo cho hàng trăm bò cái. Tỉ lệ bò cái thụ thai nhân tạo thành công do ông Jim O’Neal thực hiện lên tới 65-70%.

Lấp khe nứt của núi

Bộ ảnh về những nghề nghiệp kỳ lạ, khó gọi tên nhất thế giới


Ông Jeffrey Glanzer có nhiệm vụ định kỳ kiểm tra và lấp đầy các kẽ nứt của ngọn núi Rushmore, gần thị trấn Keystone, bang South Dakota. Công việc nghe có vẻ buồn cười nhưng lại rất quan trọng đối với công trình điêu khắc khổng lồ - Đài tưởng niệm Quốc gia núi Rushmore.

Ở đây, khuôn mặt của 4 vị Tổng thống nổi tiếng của Mỹ là George Washington, Thomas Jefferson, Theodore Roosevelt và Abraham Lincoln được tạc lên bề mặt trái núi Rushmore. Kể từ khi bức điêu khắc khổng lồ này hoàn thành năm 1941, có một nghề mới được sinh ra, đó là lấp các khe nứt trên núi.

Phủi bụi xương khủng long

Bộ ảnh về những nghề nghiệp kỳ lạ, khó gọi tên nhất thế giới


Trong hơn 30 năm qua, ông Frank Braisted có nhiệm vụ duy nhất là phủi bụi cho những bộ xương khủng long có niên đại lên tới hàng trăm triệu năm. Ông là người duy nhất ở Viện bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Smithsonian thuộc bang Washington được làm nhiệm vụ này.

Dụng cụ làm việc của ông là một chiếc chổi lông gà và một chiếc máy hút bụi. Làm sạch những bộ xương này thực tế không đơn giản, ông Braisted phải giúp chúng luôn sạch sẽ mà không được phép chạm vào bộ xương.

Đếm cá

Bộ ảnh về những nghề nghiệp kỳ lạ, khó gọi tên nhất thế giới


Công việc hàng ngày của cô Julie Booker, sống ở thành phố Seattle, bang Washington là đến công viên hải dương học đếm cá. Cứ 10 phút cô lại đếm một lần, công việc lặp đi lặp lại trong hàng tiếng đồng hồ. Ý nghĩa của việc này là giúp các nhà nghiên cứu điều hòa được số lượng các loài cá sinh sống ở địa phương.

Đánh bóng đồng xu

Bộ ảnh về những nghề nghiệp kỳ lạ, khó gọi tên nhất thế giới


Khách sạn St. Francis ở thành phố San Francisco, bang California có một ông cụ tên là Arnold Batliner. Hàng ngày, ông đến làm nhiệm vụ đánh bóng các đồng xu mà khách hàng trả cho khách sạn.

Những đồng xu cũ xỉn sẽ được làm mới trở lại để khi nhân viên trả lại cho khách, chúng sẽ khiến họ ấn tượng vì vẻ sáng bóng hoàn hảo. Dịch vụ này đã được khách sạn duy trì suốt 50 năm qua và ông cụ Batliner cũng đã làm ở đây suốt 20 năm.

 
Bích Ngọc
Theo Guardian