Ấn tượng lung linh Sài Gòn

(Dân trí) - Tối 17/12, một đêm “Lung linh Sài Gòn” đúng nghĩa đã diễn ra rực rỡ ở Queen Hall (số 5 Nguyễn Tất Thành, Quận 4, TPHCM), với những sáng tạo nghệ thuật đương đại khiến người xem tắm mình trong cái đẹp lộng lẫy.

Mở đầu chương trình, trích đoạn múa “Truyền thuyết Âu Cơ” nhắc nhở, đánh thức người xem trở về nguồn cội. Những màn múa hoàn hảo của các nghệ sĩ múa đã tỏa sáng rực rỡ, khiến khán giả mãn nhãn bởi kết hợp được cả ba yếu tố: nội dung, kỹ thuật và phục trang.

Trích đoạn múa
“Truyền thuyết Âu Cơ”

Trích đoạn múa “Truyền thuyết Âu Cơ”

Ca khúc “Em đi xem hội trăng rằm” qua giọng hát trữ tình của cô ca sĩ xinh đẹp Uyên Trang có sự cộng hưởng của phối cảnh lung linh vầng trăng rạng rỡ và phụ họa của tốp múa đã khiến khán giả như lạc vào một đêm hội đúng nghĩa. “Ai ra xứ Huế” - Hoài Phương trình diễn - đã đưa khán giả qua miền đất mộng mơ, da diết vang lên giọng hò lay động sóng nước Hương giang.

Uyên Trang xinh đẹp với “Em đi xem hội trăng rằm”


Uyên Trang xinh đẹp với “Em đi xem hội trăng rằm”

Uyên Trang xinh đẹp với “Em đi xem hội trăng rằm”

Hoài Phương hát “Ai ra xứ Huế”

Hoài Phương hát “Ai ra xứ Huế”

Liên khúc “Hò thẻ mực” (nhóm Lửa Việt trình bày) khỏe khoắn, hồn hậu và căng tràn sức sống. Điều đặc biệt góp phần làm cho tiết mục của nhóm ca này thành công hơn nữa là trên thân thể trai tráng của các nghệ sĩ múa phụ họa lấp lánh những nét vẽ khỏe khoắn, đầy phóng túng và gây ấn tượng thị giác mạnh mẽ. Đây là tác phẩm của họa sĩ Ngô Lực. Màn vẽ trên da diễn viên được tiến hành trước lúc ra sân khấu chỉ khoảng 40 phút, và ấn tượng trình diễn thật đặc sắc.

“Hò thẻ mực” và màn múa bút trên da các nghệ sĩ của họa
sĩ Ngô Lực


“Hò thẻ mực” và màn múa bút trên da các nghệ sĩ của họa
sĩ Ngô Lực

“Hò thẻ mực” và màn múa bút trên da các nghệ sĩ của họa sĩ Ngô Lực

Không thể không nhắc đến bộ sưu tập áo dài của NTK Việt Hùng, không chỉ lụa là truyền thống mà được kết tạo với hàng trăm chi tiết nhỏ, được lựa chọn tinh vi và là kết tinh của những trang phục truyền thống củangười phụ nữ dân tộc thiểu số H’mông, Êđê…

“Lung linh Sài Gòn” - sáng tác mới của nhạc sĩ Việt Anh vang lên với nét nhạc phóng khoáng và tràn ngập niềm hy vọng, tươi vui, sắc thái hùng ca nhưng chất nhạc giản dị, đi vào lòng người, gây ấn tượng với người nghe ngay từ lần đầu tiên vang lên trong khán phòng Queen Hall.

“Lung linh Sài Gòn” - sáng tác mới của nhạc sĩ Việt Anh, nhóm
Lửa Việt trình bày

“Lung linh Sài Gòn” - sáng tác mới của nhạc sĩ Việt Anh, nhóm Lửa Việt trình bày

Trích đoạn broadway “Romeo & Juliet” được dàn dựng với màn dạ hội ở nhà Juliet thật hoành tráng, lộng lẫy, nơi hai con người trẻ tuổi đã gặp gỡ và choáng ngợp bởi cú sét tình yêu. Rồi xung đột xảy ra, bão tố ùa tới, và mối tình nồng nàn rơi vào ngõ cụt không lối thoát. Khán giả ngỡ ngàng và thực sự bị “đốt cháy” bởi hai giọng ca Romeo Nam Khánh và Juliet Quyên Quỳnh.

Dạ hội ở nhà Juliet

Dạ hội ở nhà Juliet

Kịch tính đẩy lên cao trào với Romeo và Juliet

Kịch tính đẩy lên cao trào với Romeo và Juliet

Khán giả sững sờ vì màn nhạc kịch broadway chuẩn mực

Khán giả sững sờ vì màn nhạc kịch broadway chuẩn mực

Romeo Nam Khánh và Juliet Duyên Quỳnh

Romeo Nam Khánh và Juliet Duyên Quỳnh

Alto, giọng hát kén vai diễn của Duyên Quỳnh lại được thử sức với nhân vật Juliet (một vai thiên về giọng soprano) thật sự mạo hiểm, và cô ca sĩ còn rất trẻ này phải sử dụng tiếng Pháp để biểu diễn cùng Romeo Nam Khánh. Thế nhưng khi giọng hát được cất lên, khán giả đã sững sờ chìm đắm trong cái đẹp tuyệt vời của thứ tiếng dành cho tình yêu.

Tình yêu tuyệt đẹp còn được tôn vinh bằng các động tác
vũ đạo biểu cảm của nghệ sĩ múa

Tình yêu tuyệt đẹp còn được tôn vinh bằng các động tác vũ đạo biểu cảm của nghệ sĩ múa

Diễn viên đẹp, giọng hát quá tuyệt vời, và điều đáng nói là cả Juliet Duyên Quỳnh lẫn Romeo Nam Khánh đều hiểu được ranh giới giữa chất thính phòng, bác học, vẫn thường khiến khán giả “xa lánh” âm nhạc đỉnh cao, để trong tiết mục được dàn dựng công phu này, họ đã hòa quyện với nhau bằng cách Pop hóa thật ngọt ngào, thi vị những ca khúc broadway điển hình như “Amour heureux” , "Le balcon"...

Sau màn biểu diễn broadway, khán giả được trải nghiệm một trạng thái tâm lý hoàn toàn khác, với không khí nghệ thuật sôi nổi của các loại hình nhảy múa đương đại từ các tiểu phẩm giả trang hài hước, đến các vũ điệu Hawaii, Samba, Carnival… với phục trang lộng lẫy và những bước nhảy khỏe khoắn đặc thù của nghệ thuật giải trí Cabaret cực kỳ quyến rũ.

Từ những chi tiết nhỏ như màn vẽ trên da các nghệ sĩ của Ngô Lực, những chiếc áo dài lộng lẫy của NTK Việt Hùng kết tinh từ nhiều nét đẹp tinh xảo của trang phục dân tộc, ca khúc mới ấn tượng của nhạc sĩ Việt Anh với sự trình bày sôi động của nhóm Lửa Việt, đến sự cố gắng hết mình cho vai diễn của các nghệ sĩ múa và của chàng Romeo Nam Khánh, nàng Juliet Duyên Quỳnh… tất cả đã thể hiện sự cống hiến tận tâm của những nghệ sĩ đang miệt mài làm nghệ thuật đương đại.

Êkíp thực hiện: Duy Tân, Phúc Hải, Việt Anh, Phúc Hùng, Lương Hoà và dàn nghệ sĩ Việt  đã chứng tỏ đẳng cấp của một chương trình sánh vai với bạn bè quốc tế. “Lung linh Sài Gòn” đã thực sự cho thấy nghệ thuật không phải chỉ là những sáng tạo riêng tư, kỳ quái, khó hiểu của nghệ sĩ. Nghệ thuật thực sự chính là cái đẹp trong trẻo nhất, khiến cho bất cứ ai khi tiếp cận cũng sẽ bị lay động, với xúc cảm bàng hoàng và tự vấn về cái đẹp.

Bài: Hòa Bình
Ảnh: Sơn Trần