Ám ảnh từ "Phố đèn đỏ"

(Dân Trí)– Bước vào phòng triển lãm như đi trên "phố đèn đỏ", họa sĩ đã vẽ nên 22 khuôn mặt với má hồng, môi son nhìn thẳng vào người xem từ nhiều góc khác nhau... như những ám ảnh của chính anh từ những "phố đèn đỏ".

“Những khuôn mặt được trang điểm” khai mạc vào 22/10 tại Bảo tàng mỹ thuật Việt Nam (Hà Nội), là triển lãm cá nhân đầu tiên của họa sĩ Nguyễn Văn Cường, người được giới họa sĩ đánh giá cao từ những bức chân dung đồng bào dân tộc thiểu số. Ở triển lãm lần này, anh cũng đi sâu vào khắc họa chân dung nhưng là những gương mặt chốn thị thành.

Ở bất kì thời đại nào, phái đẹp luôn khao khát được lộng lẫy hơn nữa để thu hút sự chú ý về phía mình vì vậy mà từ nhiều thế kỷ trước đến nay, trang điểm trở thành một phần tất yếu trong cuộc sống. Lấy ý tưởng từ hình ảnh những cô gái đẹp trên báo, tạp chí cũng như thực tế được chứng kiến, nhìn ngắm ở những phố đèn đỏ của Thái Lan và Châu Âu, Nguyễn Văn Cường tự trang điểm cho 22 cô gái của mình trên tranh sơn dầu. Giống như nhiều gương mặt trên đường phố, tranh của họa sĩ đủ màu đủ vẻ, đứng đắn, trang nhã thậm chí lẳng lơ và lộ liễu. Lấy điểm nhấn là mắt và môi với gam màu đậm song không vì thế mà tranh trở nên nặng nề, 22 cô gái đều trong trẻo, thanh thoát, mỗi gương mặt là một dáng vẻ riêng.

Trang điểm để đẹp hay để chạy trốn?
 
Đôi khi, người xem cảm giác lạ trước một chân dung với những hình xăm hay cô gái trọc đầu, chứng tỏ người phụ nữ không chỉ nhu mì, đoan trang, họ còn được tự do bày tỏ cá tính của mình. Những chân dung đó đại diện cho người phụ nữ với những công việc đặc biệt hơn, cá tính mạnh hơn trong xã hội ta rất “dị ứng” với cái khác biệt. Còn đánh giá là tích cực hay tiêu cực là tùy ở mỗi con mắt thẩm định.

Sâu xa hơn trong mỗi bức tranh, người xem hiểu rằng, trang điểm không đơn giản chỉ là bộ đồ đẹp, phụ kiện lộng lẫy mà nó như quá trình con người ta chạy trốn bản thân, trốn tránh những giá trị thật mình có. Như trong phần giới thiệu, họa sĩ Nguyễn Văn Cường có viết: “Thay đổi mình để đẹp hơn, nhưng khi bạn chiếm lấy vẻ đẹp này cũng là lúc làm mất đi vẻ đẹp khác. Đẹp làm quá trình tồn tại của ai đó được dễ dàng hơn, ý nghĩa đơn giản ấy đôi khi lại đẩy việc “làm đẹp” đi quá xa: Khi vô học thì “trang điểm” để có vẻ tri thức, đã có tri thức rồi thì “trang điểm” cho càng tri thức hơn, càng không phải nghệ sĩ thì càng “trang điểm” cho giống vẻ nghệ sĩ, gian manh “trang điểm” thành ngây thơ, thật thà…”.
 
Như vậy, qua mỗi bức tranh họa sĩ không đơn thuần nói về trang điểm mà còn đang phản ánh một thực trạng xã hội: Con người đua nhau chạy theo giá trị ảo, tự tạo cho mình những giá trị ảo. Trang điểm để đẹp hơn hay để chạy trốn chính mình?

Một số hình ảnh trong triển lãm:
 

Bài và ảnh: Đinh Nha Trang
Bài và ảnh: Đinh Nha Trang
Bài và ảnh: Đinh Nha Trang
Bài và ảnh: Đinh Nha Trang
Bài và ảnh: Đinh Nha Trang
Bài và ảnh: Đinh Nha Trang
Bài và ảnh: Đinh Nha Trang
Bài và ảnh: Đinh Nha Trang
Bài và ảnh: Đinh Nha Trang
Bài và ảnh: Đinh Nha Trang
Bài và ảnh: Đinh Nha Trang
Bài và ảnh: Đinh Nha Trang
Bài và ảnh: Đinh Nha Trang
Bài và ảnh: Đinh Nha Trang

 
 
Bài và ảnh: Đinh Nha Trang