Chung kết “Chiếc thìa vàng” 2014:

Ai sẽ chạm vào chiếc cúp trị giá 1 tỉ đồng?

Sau hơn sáu tháng khởi tranh, hành trình tìm kiếm những món ăn ngon, những đầu bếp tài và những nhà hàng xuất sắc nhất mang tên Chiếc thìa vàng 2014 với chủ đề “Hương vị quê nhà thời hội nhập” đang sắp sửa về đích.

Kết thúc vòng bán kết, cuộc thi Chiếc thìa vàng đã xác định được 15 đội sẽ tham gia tranh tài ở vòng chung kết, với phần thưởng là chiếc cúp đầu bếp danh giá và giải thưởng trị giá 1 tỉ đồng. Chiến thắng của những “món ăn vàng”

Vòng bán kết cụm phía Nam diễn ra trong hai ngày 18 và 19/11 tại khu du lịch Văn Thánh (TP.HCM) chứng kiến màn tranh tài của 32 đội dự thi. Có thể coi đây là hai “ngày hội của món ngon” bởi các đầu bếp đến từ Tây Nguyên, Nam Trung bộ, Đông Nam bộ, đồng bằng sông Cửu Long, TP.HCM đã mang tới hơn 125 món ngon, là đặc sản của địa phương, món ăn gia truyền của gia đình, món tủ của khách sạn, nhà hàng…

Cá nhồi chả tôm hấp

Cá nhồi chả tôm hấp

Đến từ miền Tây, các đầu bếp nhà hàng An Hoà (Bến Tre) lại tìm đến những nguyên liệu và gia vị đậm chất địa phương, nhưng được nâng tầm với công thức chế biến mới. Trong đó, Cua lột chiên dừa - hàu sữa bọc sake sốt còng Cần Giuộc được lên ý tưởng dựa trên những nguyên liệu gần gũi với đời sống hàng ngày như dừa, sake và đặc biệt là mắm còng, một nguyên liệu rất đặc sắc của Nam bộ. 

Trong món ăn hàng ngày của người dân miền Tây, mắm là một món ăn quen thuộc, từ chén mắm sặc, mắm linh chấm rau… và mắm còng là một trong số đó. Từ những nguyên liệu có vẻ mộc mạc, dân dã kết hợp với nhau nhưng cũng tạo ra một món ăn quê hương đậm đà và hấp dẫn. Món ăn còn gợi nhớ về một vùng quê, về sự mộc mạc của những món ăn có nguyên liệu thật bình dị nhưng rất hấp dẫn đậm chất Nam bộ.

Trong khi đó, các đồng nghiệp của nhà hàng Năm Nhỏ (Kiên Giang) cũng “tủ” theo có món cá lóc thấu sự đời, thịt nhồi ốc gai sốt kem…

Đặc sản Tây Nguyên qua tay các đầu bếp tham gia Chiếc thìa vàng như được lên đời

Đặc sản Tây Nguyên qua tay các đầu bếp tham gia Chiếc thìa vàng như được "lên đời"

Cũng khai thác sản vật vùng miền, các đầu bếp đến từ Tây Nguyên lại mang tới rau, củ hoa Đà Lạt vào thực đơn, như: Sắc màu Cao Nguyên (súp pó xôi và mousse cá), hải sản sốt chanh dây - rau củ nướng, mousse bia và trái cây tươi Đà Lạt ((khách sạn Sài Gòn - Đà Lạt); Hương vị artichoke với chả giò - chạo - súp artichoke, súp bí đỏ hầm đậu, đặc sản Tây Nguyên - heo tộc hấp và nấu mẻ, cá tầm và cá hồi nướng gia vị (Ana Mandara villas Dalat).

Đặc sản Tây Nguyên qua tay các đầu bếp tham gia Chiếc thìa vàng như được lên đời

Món gỏi dáng đứng Việt Nam của nhà hàng Acacia - Compass Parkview trình bày tinh tế, trên dĩa còn ghi dòng chữ 20/11 với ý nghĩa tri ân của người đầu bếp với những người thầy của họ

Các đầu bếp của khách sạn Caravelle cũng mang đến thực đơn hấp dẫn, gồm món khai vị là sự liên kết tinh tế của củ cải ngâm chua cuộn thịt cua - trái cây tươi vị chua, quả bơ nghiền, gạch cua sấy và rau càng cua. Trong khi món mặn lại khai thác hết giá trị của con hàu thành các món: hương vị hàu tươi, hàu chần trong rượu champagne, hàu vụn nướng dòn, lá hàu, giấy nước hàu và bọt súp hàu.

Món hương vị hàu tươi của đội Caravelle Hotel - đội giành giải Nhất khu vực phía Nam

Món hương vị hàu tươi của đội Caravelle Hotel - đội giành giải Nhất khu vực phía Nam

Cùng thực đơn, món mặn còn lại là hương vị của núi đồi với thịt thăn cừu nấu nhiệt độ nhỏ ngũ cốc mứt gừng nho khô, hành tây tím rôti, dưa leo xanh và củ dền nghiền hương hoa hồi và quế và sốt húng kiểu Việt Nam. Món tráng miệng là bánh kem tươi mềm hương vani, thạch ổi xá lị, nhân kem sôcôla Marou và bánh bông lan trà xanh.

Món hương vị hàu tươi của đội Caravelle Hotel - đội giành giải Nhất khu vực phía Nam

Bếp phó Thái Bảo của khách sạn Caravelle hăm hở dẫn đầu đoàn bếp chuyên nghiệp bước vào "đấu trường"
Cũng như các đầu bếp khách sạn Caravelle, với tư cách là những đội chủ nhà, các đầu bếp thuộc các khách sạn, nhà hàng tại TP.HCM chọn cách dung hoà các sản vật vùng miền từ đó biến tấu thành những công thức riêng. Đặc biệt, họ là những người có kinh nghiệm trong việc nâng tầm món ăn Việt lên chuẩn năm sao.

Đó còn là sự nặng tình với quê hương, là ấp ủ mang món Việt đi xa hơn của đầu bếp Việt kiều Jack Lee Viễn (nhà hàng Acacia - Compass Parkview). Anh vừa trở về Việt Nam được ít tháng sau gần 30 năm bôn ba nước ngoài. Xa xứ từ lúc còn là một cậu bé, trải qua nhiều công việc nhưng niềm đam mê nấu ăn cứ luôn đeo bám.

Do duyên nợ như vậy, anh tới Los Angeles để tham gia vào một lớp nấu ăn kéo dài hai năm. Rồi được nhận vào làm việc tại Hotel Bel Air (một trong những khách sạn nổi tiếng nhất ở Los Angeles, nằm trong khu vực Beverly Hills). Rồi ra riêng, khởi nghiệp với dịch vụ cung cấp suất ăn chuyên nghiệp cho các sự kiện trong và ngoài nước Mỹ. Trong đó, có một số bữa tiệc cho những người nổi tiếng như Michael Jackson, Barbara Streisand, gia đình tổng thống Reagan, gia đình tổng thống Bush… Vậy rồi dòng máu Việt níu kéo anh trở về, với mơ ước khám phá tinh hoa của ấm thực việt, đánh thức những giá trị của từng gia vị, món ăn…

Món hương vị hàu tươi của đội Caravelle Hotel - đội giành giải Nhất khu vực phía Nam

Đầu bếp Jack Lee Viễn (trái) trở về Việt Nam sau gần 30 năm bôn ba nước ngoài và đến với cuộc thi lần đầu nhưng tạo được dấu ấn bởi những món ăn nguyên liệu Việt nhưng phá cách trong công thức chế biến cũng như trình bày bàn tiệc. Ảnh: Trung Dũng

Nếu ở vòng sơ tuyển, cuộc thi chú trọng vào tiêu chí “tìm kiếm món ăn dân dã truyền thống trên toàn quốc” thì điều đặc biệt ở vòng bán kết này, yêu cầu được đặt ra cao hơn cho các đầu bếp chuyên nghiệp bởi chủ đề là: “Món ăn vàng”. Khi đó, các đầu bếp được chọn những món “tủ”, tức món ăn độc đáo, đặc biệt nhất của mình mang tới cuộc thi, phải chứng minh sự chuyên nghiệp trong thao tác làm bếp, chế biến, lựa chọn nguyên liệu, lên thực đơn hợp lý, bài trí đẹp và đặc biệt là món ăn phải thuyết phục được các giám khảo khó tính là các siêu đầu bếp, nghệ nhân ẩm thực, chuyên gia ẩm, nhà giáo ưu tú.


Món bánh bèo cố đô - nộm bò đu đủ

Món bánh bèo cố đô - nộm bò đu đủ

Phó ban tổ chức cuộc thi - ông Lý Huy Sáng - Phó tổng giám đốc công ty Minh Long 1, cho biết: “Tại vòng loại cuộc thi Chiếc thìa vàng chúng tôi hướng đến món ăn dân dã truyền thống, nhằm thông qua giới truyền thông chúng tôi muốn tôn vinh những món ăn dân dã, truyền thống của các địa phương, vùng miền trên toàn quốc. Đến vòng bán kết, yêu cầu đặt ra cao hơn là nâng tầm món ăn cũng như tạo thêm thử thách để các đầu bếp có thể thể hiện hết tài nghệ của mình trong lĩnh vực làm bếp, cũng như hướng đến một trong năm tiêu chí của cuộc thi: món ăn không những ngon mà còn lành, còn tốt cho sức khoẻ”.

15 đội xuất sắc vào Chung kết Chiếc thìa vàng 2014

Khu vực phía Nam (10 đội):

Giải nhất: Khách sạn Caravelle (TP.HCM).
9 giải nhì thuộc về các đầu bếp nhà hàng Hoa Mua (khu du lịch Bình Quới 1), khách sạn Đệ Nhất, nhà hàng Acacia - Compass Parkview (TP.HCM), trung tâm hội nghị tiệc cưới Golden Lotus (Đồng Nai), nhà hàng An Hoà (Bến Tre), Sài Gòn - Đà Lạt, Ana Mandara villas Dalat (Đà Lạt), The Grand Hồ Tràm strip (Bà Rịa - Vũng Tàu), nhà hàng Năm Nhỏ (Kiên Giang).

Khu vực phía Bắc (5 đội):

Giải nhất: Khách sạn Hilton (Hà Nội)
4 giải nhì, gồm: khách sạn Sun Way Hà Nội, khách sạn Sài Gòn - Hạ Long, Hyatt Regency Đà Nẵng, Bảo Châu Boutique.


Hành trình tôn vinh những món ngon đặc sắc của đất nước

Cuộc thi Chiếc thìa vàng 2014 bắt đầu khởi tranh ngày 21/5. Kết thúc vòng sơ tuyển, hành trình tìm kiếm món ăn dân dã và truyền thống mang đậm nét văn hoá, đặc trưng của từng vùng miền trên khắp cả nước, với thông điệp Mỗi món ăn quảng bá văn hoá cho một vùng miền; tìm kiếm đầu bếp tài nghệ; món ăn không chỉ ngon mà còn còn lành… đã đến với 39 tỉnh/thành (tổ chức tại các cụm đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam bộ, Tây Nguyên, Nam Trung bộ, Bắc Trung bộ, Cao Nguyên Bắc bộ và Đồng bằng sông Hồng, Hà Nội).

Gỏi tôm bông súng
Gỏi tôm bông súng

Chiếc thìa vàng thu hút sự tham gia của hơn 140 nhà hàng lớn nhỏ, giới thiệu được với gần 250 món ăn từ dân dã lẫn sáng tạo mới trong kho tàng ẩm thực Việt để đưa vào Bản đồ ẩm thực Việt Nam. Ban tổ chức đã chọn được 39 đội loạt vào vòng bán kết.

Điều đặc biệt của cuộc thi năm nay là song song với phần thi tài của các đầu bếp chuyên nghiệp, Chiếc thìa vàng còn mang tới 9 phiên diễn đàn Tinh tuý ẩm thực Việt và ngày hội món ngon Hương vị quê nhà cho người dân địa phương mà cuộc thi tổ chức. Những món ăn gia truyền, những đặc sản mang đậm tính vùng miền được gìn giữ, biến tấu bởi những đầu bếp tài ba… liên tục được khám phá.

Gỏi tôm bông súng

Món ăn tinh tế được trình bày công phu trên bộ chén dĩa sứ trắng ngà của Ly's Horeca khiến thực khách không chỉ ngon miệng mà còn "đã" mắt

Cuộc thi đã góp phần vào việc giải quyết một khâu thiết yếu trong việc quốc tế hoá món ăn Việt: kỹ thuật trình bày và tôn vinh món ăn mang lại những hiểu biết mới về món ăn làng quê, về sự tôn vinh những món ngon theo truờng phái “bếp gia truyền” vô cùng đặc sắc của đất nước. Đó là món ba khía của miền Tây, đến chả cá của vùng biển, món thắng cố của vùng cao hay những món ngon tưởng chừng đã thất truyền cũng được các nghệ nhân ẩm thực mang đến, góp tay vào việc quảng bá du lịch ẩm thực Việt…

Gỏi tôm bông súng
Ban tổ chức trao giải nhất vòng bán kết cụm phía Nam cho các đầu bếp Khách sạn Caravelle. Ảnh: Phi Nguyễn

Cuộc thi Chiếc thìa vàng 2014 do nhãn hãng Ly’s Horeca dành cho nhà hàng khách sạn của công ty Minh Long 1 tài trợ và tổ chức. Hai đơn vị bảo trợ là Tổng cục Du lịch Việt Nam và Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI).

Tổng giá trị giải thưởng của cuộc thi năm nay lên đến hơn 3 tỉ đồng, bao gồm giải vô địch trị giá 1 tỉ đồng cùng các giải phụ và các giải cho từng vòng, từng khu vực. Chung kết cuộc thi sẽ diễn ra tại Bình Dương ngày 10/12/2014.

Chi tiết cuộc thi xem tại website: http://www.chiecthiavang.com
 

An Hưng