Ai được sở hữu số tiền vàng “khủng” tìm thấy trong thùng đàn?

(Dân trí) - Người thợ chỉnh dây đàn đã tìm thấy trong thùng đàn những túi tiền vàng có trị giá tương đương 14,5 tỷ đồng. Dù có thể bí mật giữ cho riêng mình, nhưng người thợ trung thực đã không làm vậy. Giờ đây, lòng trung thực ấy được đền đáp xứng đáp.

Túi tiền vàng lớn nhất từng được tìm thấy trên lãnh thổ Anh đã vừa chính thức được xác nhận là kho báu vô chủ, bởi không có bên nào xuất hiện và đưa ra được bằng chứng chứng minh rằng họ là chủ nhân hợp pháp. Giờ đây, chủ sở hữu của cây đàn piano chứa túi tiền và người thợ lên dây đàn sẽ cùng nhau chia sẻ kho báu với tỷ lệ 50:50.

Dù vậy, dư luận Anh đang khá tranh cãi xung quanh một chi tiết bị gọi là “sự trớ trêu của định mệnh”, khi cây đàn có chứa tiền vàng vốn thuộc về một cặp đôi tốt bụng đã từng giữ cây đàn trong nhà suốt 33 năm, nhưng rồi đến năm 2016, cặp đôi này quyết định đem tặng cây đàn cho trường dòng bị thiếu nhạc cụ.

Vì họ đã đem quyên tặng cây đàn, nên xét theo luật, họ không còn bất cứ quyền nào đối với cây đàn và sẽ không được dự phần chia kho báu. Kho báu có 913 đồng tiền vàng được đúc trong các năm từ 1847 đến 1915, được các chuyên gia tiền cổ ước tính có giá trị tương đương 500.000 bảng (14,5 tỷ đồng).

Theo luật của Anh, người có công tìm thấy kho báu - bác thợ lên dây đàn Martin Backhouse (61 tuổi) - sẽ cùng với nhà trường, đơn vị sở hữu cây đàn, chia sẻ vận may.

Trước đó, những túi tiền vàng đã được tìm thấy bên trong thùng cây đàn cổ được đem quyên tặng cho một trường dòng ở hạt Shropshire, Anh.
Trước đó, những túi tiền vàng đã được tìm thấy bên trong thùng cây đàn cổ được đem quyên tặng cho một trường dòng ở hạt Shropshire, Anh.

Hiện tại, Viện bảo tàng Anh đã đứng ra tiếp nhận các túi tiền vàng để lưu giữ làm hiện vật lịch sử. Giá trị quy ra tiền mặt ở thời điểm hiện tại sẽ được chia cho các bên hợp pháp. Túi tiền vàng đã được đặt khéo léo trong thùng đàn piano để làm sao cây đàn vẫn chơi được như bình thường.

Vợ chồng ông bà Meg và Graham Hemmings, chủ nhân của cây đàn trong 33 năm trước khi đem quyên tặng cho trường dòng, chia sẻ: “Hồi năm 1983, chúng tôi tìm mua một cây đàn piano cũ để các con tôi có thể học chơi đàn.

“Bọn trẻ đã gắn bó với cây đàn trong hơn 20 năm. Dù cây đàn đã có một số sự sửa chữa nhỏ trước đây, nhưng chưa bao giờ có ai phát hiện ra bí mật ẩn giấu trong thùng đàn. Các con tôi lớn và chuyển ra ngoài sống, nên cây đàn bị bỏ không từ năm 2005.

“Đến năm 2016, hai vợ chồng tôi muốn mua một căn nhà nhỏ sinh sống nên quyết định đem quyên tặng cây đàn. Chúng tôi rất vui khi được tặng đàn cho nhà trường để cây đàn lại tiếp tục được chơi thường xuyên”.

Trong kỳ nghỉ hè năm 2016, nhà trường đã từng đưa ra thông báo rằng họ bị thiếu đàn piano cho học sinh luyện tập và rất mong nhận được sự hỗ trợ quyên góp từ người dân địa phương với những cây đàn piano cũ không còn dùng đến nữa.

Vợ chồng ông bà Hemmings - những người đã sở hữu cây đàn trong suốt 33 năm nhưng không được dự chia phần kho báu - cho biết họ không hề cảm thấy phiền lòng và muốn thể hiện sự ngưỡng mộ trước lòng trung thực của người thợ lên dây đàn.


Ông bà Meg và Graham Hemmings đã quyết định đem quyên tặng cây đàn cho một trường dòng sau khi các con họ đã trưởng thành và chuyển ra ngoài sinh sống. Bác thợ lên dây đàn Martin Backhouse (phải) là người đã tìm ra túi tiền vàng trong thùng đàn. Bác sẽ được chia một nửa giá trị thực của túi tiền vàng.

Ông bà Meg và Graham Hemmings đã quyết định đem quyên tặng cây đàn cho một trường dòng sau khi các con họ đã trưởng thành và chuyển ra ngoài sinh sống. Bác thợ lên dây đàn Martin Backhouse (phải) là người đã tìm ra túi tiền vàng trong thùng đàn. Bác sẽ được chia một nửa giá trị thực của túi tiền vàng.

Theo thông tin từ nhà chức trách, kể từ khi có thông báo về túi tiền vàng vô chủ, đã có hơn 40 người liên hệ tự xưng là chủ nhân nhưng không đưa ra được bằng chứng. Giờ đây, thời hạn đã hết, túi tiền vàng được gửi tới Viện bảo tàng Anh để làm hiện vật, viện bảo tàng sẽ chi trả bằng tiền mặt cho nhà trường và bác thợ lên dây đàn theo tỉ lệ 50:50.
Theo thông tin từ nhà chức trách, kể từ khi có thông báo về túi tiền vàng vô chủ, đã có hơn 40 người liên hệ tự xưng là chủ nhân nhưng không đưa ra được bằng chứng. Giờ đây, thời hạn đã hết, túi tiền vàng được gửi tới Viện bảo tàng Anh để làm hiện vật, viện bảo tàng sẽ chi trả bằng tiền mặt cho nhà trường và bác thợ lên dây đàn theo tỉ lệ 50:50.

Có tổng cộng 913 đồng tiền vàng được đúc trong các năm từ 1847 đến 1915. Giá trị quy ra tiền mặt ở thời điểm hiện tại tương đương 500.000 bảng (14,5 tỷ đồng).
Có tổng cộng 913 đồng tiền vàng được đúc trong các năm từ 1847 đến 1915. Giá trị quy ra tiền mặt ở thời điểm hiện tại tương đương 500.000 bảng (14,5 tỷ đồng).

Đại diện phía Viện bảo tàng Anh chia sẻ: “Những đồng tiền này không phải quá hiếm nhưng đây là số tiền vàng lớn nhất từng được tìm thấy với khía cạnh quan trọng xét về mặt lịch sử. Đằng sau đó là một câu chuyện thú vị.

“Chúng ta chưa từng được nghe kể về một kho báu tiền vàng nào nằm ẩn giấu trong thùng đàn piano. Ước tính, túi tiền vàng này đã nằm im lìm trong thùng đàn suốt 75 năm mới được phát hiện”.

Chủ nhân đích thực, gia đình đã từng đích thân cất giấu túi tiền vàng vào trong thùng đàn, vĩnh viễn không thể lần lại được nữa. Túi tiền vàng được cất giấu khéo léo, theo bác thợ lên dây đàn, có thể những thợ sửa chữa trước đây nhìn vào chiếc túi vải cũ kỹ đã tưởng rằng đó là một chi tiết có tác dụng điều chỉnh dây đàn.

Cây đàn ẩn chứa kho báu bí mật.
Cây đàn ẩn chứa kho báu bí mật.

Sau khi tìm thấy số tiền vàng, bác thợ lên dây đàn đã gọi cho hiệu trưởng nhà trường và cùng ông này chuyển số tiền vàng nặng khoảng 6kg vào trong két sắt nhà trường, đồng thời gọi điện cho nhà chức trách.

Khi được hỏi rằng có một thoáng nào, ý nghĩ âm thầm giữ số tiền vàng lại cho riêng mình xuất hiện trong đầu ông không, người thợ lên dây đàn cho biết: “Không. Đó không phải là điều đúng đắn. Tôi tin rằng nhà trường cần số tiền đó cũng nhiều như tôi vậy”.

Chia sẻ về kế hoạch chi dùng sau khi được chia phần, người thợ cho biết ông sẽ cho các con mình số tiền đó để gây dựng cuộc sống, về phần mình ông sẽ nghỉ hưu sớm hơn kế hoạch bởi ông đã bị chứng ù tai từ lâu và không còn nghe các âm thanh nhạy bén nữa. Về phía nhà trường, sau khi nhận được số tiền mặt, họ sẽ đưa vào quỹ nhà trường.

Hồi năm 2016, nhà trường từng nhận được một số cây đàn piano quyên tặng, trong đó có cây đàn nhà Hemmings. Họ mời người thợ lên dây đàn Martin Backhouse tới chỉnh dây, ông ngồi một mình làm việc với các cây đàn, và chỉ một lát sau, bác thợ liền gọi ban giám hiệu nhà trường lên để báo cáo sự việc.

Những đồng tiền vàng được tìm thấy trong thùng đàn.
Những đồng tiền vàng được tìm thấy trong thùng đàn.

Giá trị của số tiền vàng đã được một bên thứ ba độc lập xác định giá trị. Cây đàn piano được thực hiện bởi một công ty sản xuất nhạc cụ ở London. Một tiệm bán nhạc cụ ở hạt Essex đã mua đàn từ nhà sản xuất hồi năm 1906.
Giá trị của số tiền vàng đã được một bên thứ ba độc lập xác định giá trị. Cây đàn piano được thực hiện bởi một công ty sản xuất nhạc cụ ở London. Một tiệm bán nhạc cụ ở hạt Essex đã mua đàn từ nhà sản xuất hồi năm 1906.

Số tiền vàng sẽ được chia đều cho phía nhà trường và người thợ lên dây đàn.
Số tiền vàng sẽ được chia đều cho phía nhà trường và người thợ lên dây đàn.

Những đồng tiền vàng sáng bóng.
Những đồng tiền vàng sáng bóng.

Số tiền vàng hiện đang được cất giữ ở nơi an toàn, cây đàn sau khi được lên dây đã được đem trả lại cho nhà trường.
Số tiền vàng hiện đang được cất giữ ở nơi an toàn, cây đàn sau khi được lên dây đã được đem trả lại cho nhà trường.

Đây là một câu chuyện hy hữu rất thú vị, thu hút sự quan tâm lớn của truyền thông và công chúng Anh.
Đây là một câu chuyện hy hữu rất thú vị, thu hút sự quan tâm lớn của truyền thông và công chúng Anh.

Money, money, money - ABBA

Bích Ngọc
Theo Guardian/Daily Mail